Tin tức - pháp luật 2010-03-31 04:55:58

Bàn Về Cái Đẹp Trong Cây Cảnh Nghệ Thuật


[size=4][/size]







[size=4]Cái đẹp đối với chúng ta cần thiết như ánh sáng, như khí trời, như cơm ăn áo mặc hàng ngày. Nói đến cái đẹp là nói đến một phạm trù vô cùng phong phú được hiểu và đánh giá theo nhiều quan niệm khác nhau.
[/size]

[size=4]Cái đẹp của tự nhiên luôn luôn tồn tại như: núi, sông, trời, biển, chim muông, hoa lá…Cái đẹp trong xã hội biểu hiện qua những quan hệ giữa người với người, những hành vi đạo đức, những thái độ ứng xử. Còn cái đẹp của nghệ thuật lại biểu hiện qua những tác phẩm.[/size]

[size=4]Bàn về cái đẹp trong nghệ thuật là một vấn đề vô cùng phức tạp; bởi đặc tính của nghệ thuật là đa nghĩa và đa dạng. Cùng một tác phẩm nghệ thuật, nhưng mỗi người lại cảm nhận khác nhau. Có những điều có thể làm cho người này cảm thấy vui nhưng với người khác thì lại là một điều buồn. Bởi vậy nên Nguyễn Du đã có câu: “Cùng trong một tiếng tơ đồng/Kẻ ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Đối với cái đẹp trong cây cảnh cũng vậy, yếu tố cá nhân của người nghệ sĩ đối với tác phẩm của mình là không thể phủ nhận. Có thể đối với người này là đẹp nhưng đối với người khác lại là xấu “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” (tục ngữ). Trong cuộc sống thực tế, không tránh khỏi những quan điểm bảo thủ, trì trệ hoặc là những hiện tượng cái xấu rất khéo léo đội lốt cái đẹp để lừa bịp những người quá si mê cái đẹp một cách chủ quan. Vì thế cái đẹp đôi khi lại bị cái vụ lợi chi phối. Tuy vậy không phải vì thế mà người ta không tìm đến cái đẹp của chân lý, cái đẹp mang tính nhân văn mà được đại đa số quần chúng công nhận. Trước hết ta đi vào khái niệm về cây cảnh nghệ thuật: Cây cảnh nghệ thuật là một loại cây được làm đẹp từ cây sống trong không gian đa chiều, Thông qua việc sắp đặt, tạo hình, tạo dáng người nghệ sĩ mượn cây làm phương tiện để biểu đạt mối quan hệ, ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và cũng thông qua đó mà thể hiện những tâm tư, tình cảm hay những ước vọng của mình với thiên nhiên, với quê hương, đất nước. Thực khó mà diễn tả bằng lời cái đẹp của cây cảnh nghệ thuật, bởi nó mang trong mình một sự sâu lắng và bí ẩn biết bao. Tìm đến với cái đẹp trong cây cảnh nghệ thuật như đi tìm hình trong đêm vậy, nó thoắt ẩn, thoắt hiện, với cùng một tác phẩm; có lúc ta cảm thấy rất đẹp nhưng cũng có lúc ta lại còn nhiều băn khoăn về nó, đôi khi còn có nghi ngờ về trình độ nhận thức của chính mình. Vì thế, khi tiếp cận với cây cảnh nghệ thuật có người như bị ma ám, thậm chí việc mua sắm các đồ dùng quan trọng trong gia đình thì suy tính, đa nhưng việc mua cây cảnh thì tiền cứ rút ra sầm sập. Có nhiều người khi chơi cây cảnh thì quên hết cả thời gian, một mình cứ dãi dầu với mưa, với nắng, đắm chìm bên cây để chiêm ngưỡng và ngắm nhìn không hề tỏ ra mệt mỏi.Trong cuộc chơi, nhiều khi nhận thức về cái đẹp của một số người ta còn ngộ nhận, hoàn toàn mang tính chủ quan, điều này cũng dễ hiểu bởi: Kant, một nhà triết học trước Mác cũng cho rằng “Vẻ đẹp không ở má hồng cô thiếu nữ mà ở mắt kẻ si tình”. Bởi lẽ lúc này họ đã quá si mê với “cái đẹp” và đang bị rơi vào “mê hồn trận” không tài nào thoát ra được. Về vấn đề này thì ông cha ta đã có những tổng kết như sau: [/size]

[size=4]Lỗ mũi thì tám gánh lông.[/size]

[size=4]Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.[/size]

[size=4]Đêm nằm thì gáy o o.[/size]

[size=4]Chồng yêu chồng bảo “ngáy cho vui nhà”.[/size]

[size=4]Đi chợ thì hay ăn quà.[/size]

[size=4]Chồng yêu chồng bảo “về nhà đỡ cơm”.[/size]

[size=4] Trên đầu những rác cùng rơm.[/size]

[size=4]Chồng yêu chồng bảo “hoa thơm rắc đầu”…[/size]

[size=4](Tục ngữ)[/size]

[size=4]Quả thực đến với cái đẹp trong cây cảnh nghệ thuật không phải dễ, có những người đã dành tâm huyết cả đời mình cho việc sáng tác môn nghệ thuật này như các cụ: cụ Nguyễn Văn Vĩnh, cụ Hoà Xuân, cụ Văn Giao, cụ Văn Giang, cụ Ba Hậu, Cụ Lê Minh Mẫn…Đến nay mặc dù các cụ đã về với tiên tổ, nhưng tên tuổi và tác phẩm của các cụ vẫn trường tồn với thời gian. Với các cụ cao tuổi như nghệ nhân: Lê Quyết Bội, cụ Trịnh Thuận Đức, cụ Nguyễn Luân…mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn hàng ngày cắt tỉa, chăm sóc vườn cây và mang những hiểu biết của mình giảng giải cho các lớp cháu con với một mong muốn là truyền lại kiến thức cho đời sau.[/size]

[size=4]Ngày nay phong trào chơi cây cảnh nghệ thuật phát triển đến mức rầm rộ, cuộc truy tìm cây cảnh cổ như truy tìm kho báu, có nhiều người đã đầu tư rất lớn cho môn nghệ thuật này: người ít thì đôi ba chục triệu, người nhiều thì đến hàng chục tỷ đồng nhưng vẫn tỏ ý chưa hề thoả mãn. Có những người vì mua cây cảnh mà vợ chồng trở nên mâu thuẫn, bất hoà nhưng đến lúc hiểu ra thì chính những người vợ đó lại yêu cây hơn cả chồng mình. Cũng có người vì điều kiện khó khăn nhưng cũng cố gắng chắt chiu dành dụm từng đồng để mua cây, thậm chí có nhiều người còn dám vay nặng lãi để quyết chí đầu tư…Với những người như vậy thật khiến chúng ta không khỏi động lòng và trân trọng xiết bao. Đầu tư thì như vậy nhưng vấn đề mấu chốt là phải làm sao để tạo ra những tác phẩm đẹp, có giá trị kinh tế cao thì lại là một vấn đề vô cùng nan giải. Trước sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên người tạo dáng phải biết tận dụng chắt lọc những yếu tố tự nhiên sẵn có kết hợp với sự sắp đặt thiên biến vạn hoá trong ý thức bố cục của mình. Muốn có một tác phẩm đẹp, người tạo dáng ngoài việc hiểu rõ quy luật kết cấu của bố cục cơ bản, cần nắm vững đặc trưng biểu hiện của từng loại cây sau đó quan sát từ mọi góc độ để tiến hành và được thể nghiệm qua thời gian và năm tháng.rn Một yếu tố đặc biệt quan trọng nữa đối với người sáng tác là cần có lòng say mê, yêu thích cây cảnh cao độ thì mới có thể “tức cảnh sinh tình” mượn cảnh để gợi tình, có nghĩa là thông qua sự quan sát tỉ mỉ mới có thể chọn ra nét đặc trưng của từng loại cây, rồi từ đó tìm ra cách thức biểu đạt và gửi gắm tâm hồn vào đó. Có như vậy tác phẩm mới có giá trị biểu cảm và tất yếu sẽ đạt hiệu quả cao.[/size]

[size=4]Tóm lại: Một tác phẩm cây cảnh đẹp trước hết phải là một cây được tạo dáng hoàn chỉnh trên bồn, chậu có bố cục đẹp, có nội dung chủ đề sâu sắc. Hình thức tạo dáng phải thuận mắt, ưa nhìn, thấu tình, đạt lý và tạo ra một khoái cảm thẩm mỹ đồng thời cũng phải tạo nên được sự giao cảm bền lâu giữa tác phẩm với người thưởng thức.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)