Hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây để tìm hiểu xem thủ dâm có tác động tiêu cực đến đời sống của bạn hay không.
Thủ dâm không phải là một hành động tội lỗi. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí… chán đời dù là sau khi, trong khi hay thậm chí là chỉ nghĩ về hành động này thì bạn nên dừng lại và thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có cảm giác đó.
Cảm thấy mệt mỏi không đồng nghĩa với cảm giác “tội lỗi đầy mình”, mặc dù không ít người nghĩ như vậy khi “tự xử” một cách giấu diếm và không bao giờ dám công khai nói cho ai biết.
Khi việc “tự xử” gây ra những bất ổn về tinh thần thì đó là lúc bạn cần nói chuyện với các chuyên gia tư vấn. Bởi lúc này, chắc chắn “tự xử” có tác động không tốt đến bạn rồi.
Bạn có bị tổn thương về thể chất sau khi “tự xử” không?
Nếu bạn nhận thấy việc “tự xử” gây ra cho bạn những vết bầm, vết đau về mặt thể chất mà bạn không hề lường trước được, có thể bạn đang “tự xử” không đúng cách hoặc quá lạm dụng nó.
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Cách đơn giản như: dùng thêm chất bôi trơn và tập trung nhiều hơn vào phần “tự khởi động” cho chính mình. Cách phức tạp như: uống thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) hoặc các liệu pháp điều trị khác đòi hỏi nhiều thời gian hơn.
Cuộc sống của bạn có bị xáo trộn vì thói quen “tự xử”?
Bạn “tử xử” mỗi ngày một lần hoặc mỗi tuần một lần? Và những công việc khác cuộc sống của bạn vẫn đảm bảo diễn ra đúng lịch? Bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái sau khi làm việc ấy? Tất cả những điều đó đều không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu chuyện “tự xử” làm ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt hàng ngày của bạn, khiến bạn bị trễ giờ làm, bạn không có thời gian về thăm gia đình, không thể đi chơi với bạn bè đồng nghiệp? Đó là khi bạn cần phải xem xét lại thói quen thủ dâm của mình.
“Tự xử” được coi là lành mạnh một phần là khi nó không diễn ra vào đúng thời gian của những công việc quan trọng khác và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Bạn có thể từ bó thói quen này được chứ?
Bạn hãy bỏ chút thời gian để nghĩ đến việc… ngừng “tự xử” xem nào? Và kết quả là:
• Bạn mỉm cười: Có gia đình rồi thì việc ngừng “tự xử” cũng không khó lắm!
• Bạn rùng mình: Thật khó mà tưởng tượng đến ngày đó được. Mình không thể sống thiếu nó vì nó đã là thói quen khó bỏ của mình rồi.
Nếu câu trả lời là trường hợp thứ 2 thì chắc chắn bạn đang có nguy cơ rơi vào tình trạng nghiện “tự xử”. Khi bạn sống lệ thuộc vào thói quen ấy và để nó trở thành điều không thể thiếu, nó có nghĩa là bạn đang bị điều đó chi phối.
Theo Eva