Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979
Quân và dân Việt Nam ngày 17/2/1979 buộc phải cầm súng một lần nữa, chiến đấu kiên cường trước quân Trung Quốc đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km.
TS.Nguyễn Mạnh Hà - Viện trưởng viện Lịch sử Đảng |
- Thưa ông, cuộc chiến tranhbiên giớiphía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?
- Cuộc chiến tranhbiên giớikhông chỉ bắt đầu từ ngày 17/2/1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như Việt Nam.
Lịch sử dân tộc ta có tới 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược thì chúng ta đã chiến thắng 14, còn 3 cuộc kháng chiến dai dẳng, hàng chục, thậm chí hàng trăm năm chúng ta bị nước ngoài đô hộ nhưng rồi dân tộc ta vẫn chiến thắng. Có thể trong lịch sử hiện đại, khái niệmbiên giớiquốc gia không còn được tính bằng các cột mốc nữa mà bằng “biên giớimềm”, “sức mạnh mềm”, bằng sự xuất hiện của hàng hóa, hình ảnh, văn hóa của quốc gia nào đó trên đất nước mình, nhưng tôi vẫn tin là chúng ta sẽ bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, một khi cả dân tộc kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của Đảng dày dạn kinh nghiệm cả trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. TS.Nguyễn Mạnh Hà |
Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7/1/1979giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranhbiên giới, với chiêu bài “dạy cho Việt Nam một bài học”. Quân chủ lực Việt Nam lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng Việt Nam sẽ gục ngã vì bất ngờ.
Quân và dân Việt Nam bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyếnbiên giớidài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kiabiên giớisau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.
- Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ?
- Cuộc chiến tranhbiên giớichính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17/2 đến 5/3/1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt 9 năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn chobiên giớiphía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói Việt Nam đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiếnbiên giớiđó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, Việt Nam càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi Việt Nam chủ động rút quân chủ lực lùi xabiên giới40km, tình hìnhbiên giớilắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.
Một người dân đến thắp hương tri ân các liệt sĩ tại đài tưởng niệm Pò Hèn (Quảng Ninh) tháng 2/2013 |
Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranhbiên giớiđã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranhbiên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.
Ông Trương Tấn Sang - khi là ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư - đến thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Pò Hèn (Quảng Ninh) ngày 26/5/2010. |
Theo Tuổi Trẻ