Tin tức - pháp luật 2014-04-25 10:32:16

Bà lão 60 tuổi làm osin kiếm tiền nuôi chồng và hai con tâm thần


[justify]Bà Nguyễn Thị Bảy (năm nay gần 60 tuổi, ở thôn Lâm Phụng, Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) nổi tiếng là người cơ cực nhất xóm bởi ngoài công việc đồng áng, người phụ nữ này còn phải nuôi thêm chồng và hai con bị tâm thần, sống như người vô hồn. Chuyện nhà một tay bà quán xuyến, những lúc đến mùa vụ, hàng xóm đến rơi nước mắt khi nhìn cảnh bà Bảy một mình lủi thủi ngoài ruộng, không một ai phụ giúp.[/justify]
[justify]Có mặt tại gia đình bà vào một ngày nắng nóng, cái oi bức của mùa hè khiến ai cũng ngột ngạt khó chịu, căn nhà nhỏ với mái tôn mỏng dường như không còn sức để che nắng, che mưa. [/justify]


Chồng và con trai lớn bà Bảy bị tâm thần, không có khả năng lao động thỉnh thoảng lại đau ốm khiến kinh tế gia đình lâm vào cảnh bần cùng

[justify]Ông Nguyễn Thanh Long (chồng bà Bảy) trong một lần tai nạn đã trở nên “dở dở ương ương”, hai người con trai Nguyễn Thanh Phúc (SN 1984) và Nguyễn Thanh Hậu (1991) cũng chịu cảnh tương tự khi tư duy chỉ như một đứa trẻ, nói trước quên sau, không có khả năng lao động. Một thân một mình nuôi chồng, con tâm thần cộng với kinh tế gia đình quá khó khăn, bà Bảy phải nhờ vả người quen ngoài Đà Nẵng, xin làm người ở, kiếm tiền. Thấy người lạ tìm đến hỏi thăm, bà Bảy vừa mừng vừa tủi, nỗi khổ cực hằn rõ lên gương mặt người phụ nữ giỏi chịu đựng.[/justify]
[justify]Kể về gia cảnh của mình, bà Bảy kiềm nỗi xúc động: “Nhà tôi chừ khổ lắm, không một ai làm được việc gì, cứ trông chờ người ta kêu gì làm nấy kiếm tiền ăn trước trả sau. Chồng con bị tâm thần thì thôi tôi thân vợ, mẹ phải ráng mà nuôi. Bây chừ cực khổ mấy cũng phải ráng chứ bỏ thì tội lắm. Nhiều lúc tôi không còn đủ sức để làm, tôi muốn bỏ cho xong nhưng mà chồng mình đó, con mình đó. Nhìn chịu sao cho nỗi!” .[/justify]

Sổ khám bệnh định kì của chồng và hai con trai bà Bảy, thuốc được bệnh viện cấp miễn phí


Để kiếm tiền nuôi chồng, con tâm thần bà Bảy đã lặn lội ra Đà Nẵng xin “ở đợ”. Một mình bà phải lo toan tất cả vì chồng con “sống vô tư, không đỡ đần được gì”


Anh Nguyễn Thanh Hậu (trái) và cha ruột ông Nguyễn Thanh Long (phải) “nhăn mặt” khi thấy có người đến nhà chụp ảnh

[justify]“Ở đợ” cho người ta một thời gian, với bản tính chịu khó và thật thà bà Bảy được nhà chủ ngoài Đà Nẵng giúp đỡ cho tiền xây nhà, mua điện thoại để tiện liên lạc. Ở cái tuổi lẽ ra đã được bế cháu, được con cái phụ giúp và đỡ đần, bà lão này vẫn tần tảo sớm trưa. Ngày thì làm ruộng, trưa tối về nuôi thêm con lợn, con gà để có đồng vào, đồng ra – tất cả chỉ do một tay bà săn sóc. Nhìn cảnh vợ già nuôi chồng, con tâm thần ai cũng xót lòng vì thương cảm.[/justify]
[justify]Cố gắng nói cho chúng tôi hiểu hoàn cảnh đáng thương của bà Bảy, chị Lê Như Anh (hàng xóm) vừa nói vừa thở dài: “Trời ơi, tôi nhìn qua nhà bà ấy mà thấy tội quá, thấy khổ quá! Ai đời tới mùa lúa, trời nắng chang chang ri mà một mình bả làm, không có ai phụ. Hai cái thằng kia (con trai bà Bảy – PV) thì khỏi nói, sai thì làm còn không thì hắn ngồi chơi chứ đâu có biết chi. Ở xóm ni, ai mà rảnh là tranh thủ phụ bà ấy một tay, làm không hết bà xỉu thì không biết ai nuôi chồng với con”.[/justify]
[justify]Thấy phóng viên, những người hàng xóm mỗi người một lời, nói hộ: “Chú giúp bà ấy với chứ bà ấy tội lắm. Ai đời già vậy rồi mà còn đi làm người ở cho họ, người dưng đây mà thấy còn xót ruột, xót gan”. Hoàn cảnh của bà Nguyễn Thị Bảy quả thật không biết nói sao cho thấu, tuổi già sức yếu mà người phụ nữ này vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không một ngày yên giấc, yên lòng vì thỉnh thoảng chồng, con lại lên cơn, bệnh tật đủ đường.[/justify]
[justify]Sống nuôi chồng, con như một trách nhiệm không thể chối bỏ, bà Bảy nói: “Chừ ai thương thì cho tôi lợp lại cái tôn, tôi không có mong gì cao sang. Có khổ có cực tôi cũng ráng mà làm nuôi chồng, nuôi con”.[/justify]
[justify]Căn nhà xây cũ kĩ vào mùa này nóng như thiêu, như đốt cộng với những bữa mưa giông, gia đình nghèo chỉ biết thấp thỏm lo sợ không biết mái tôn sẽ bay mất đi lúc nào. Nhìn người vợ già ngồi bên chồng con, tôi chợt nghĩ: “Mỗi người san sẻ một bữa sáng thì đỡ đần được bà Bảy nhiều thứ lắm!”.[/justify]
[justify] 
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

Bà Nguyễn Thị Bảy (thôn Lâm Phụng, Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam)
SĐT: 0166.373.9263

 

 
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)