Tại sao người ta phải làm “chuyện ấy”?
Có thể có nhiều lý do. Nói chung người ta cảm thấy khoái cảm và thấy đó là cách để gần gũi với một người khác. Người ta quan hệ tình dục cũng là bởi đó là cách có con duy trì nòi giống.
Khi đã trưởng thành, cơ thể đã phát triển đầy đủ, bạn có thể sẵn sàng bắt đầu làm chuyện đó. Tuy nhiên, quan hệ sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sở thích, tuổi tác, đã kết hôn chưa, quy ước đạo đức của môi trường nơi bạn sinh sống. Dù do bất cứ nguyên nhân nào thì trước khi quan hệ tình dục, có 2 yếu tố bạn không thể nào quên: đó là quan hệ an toàn và hậu quả mà bạn phải chịu đựng sau này. Đừng làm chuyện đó khi tâm lý bạn chưa thật sự sẵn sàng.
“Chuyện ấy” có những giai đoạn nào? Giai đoạn vào cuộc
Là khi cơ thể bắt đầu được kích thích bằng đụng chạm xác thịt. Nam: cậu nhỏ cương lên không đủ cứng. Nữ: nhũ hoa căng lên, bộ phận âm đạo tiết chất nhờn, âm đạo mở, âm vật bật ra khỏi hõm. Kích thích ở đây chủ yếu vẫn là cơ học. Tay, môi, lưỡi cọ sát. Thời gian từ vài phút đến vài giờ.
Giai đoạn cao trào
Cậu nhỏ chính thức nằm trong âm đạo, giai đoạn này làm nền để đạt được cực khoái. Giai đoạn này kéo dài từ 15 - 20 phút.
Giai đoạn cực khoái
Nam: xuất binh, nữ co thắt âm đạo. Phụ nữ có thể có nhiều đợt cực khoái nhưng cần người nam phải có bản lĩnh. Nếu mới kích thích mà nam giới đã lên đến cực khoái ngay trong khi nữ giới chưa được đáp ứng đủ sẽ thất vọng. Cực khoái là cái đích, phụ thuộc tâm - sinh lý, cần có sự hòa hợp chung của cả hai người.
Giai đoạn tàn cuộc
Sau cực khoái, cả hai người đều trở lại bình thường, cả thể chất và tâm sinh lý. Cậu nhỏ xỉu đi, nhũ hoa xẹp xuống. Cơ âm đạo mềm ra, âm vật co vào. Nam giới thường xỉu đi nhanh hơn, nữ giới giảm đi chậm. Muốn tận hưởng phải để cậu nhỏ lại sau 5-10 phút nữa, nên có sự hòa hợp trong lúc này.
“Chuyện ấy” quá nhiều có hại không?
Không. Khó nói được bao nhiêu là quá nhiều, quá nhiều đối với người này nhưng với người khác lại là ít. Giao hợp thường là một hoạt động tự giới hạn và khi đã đủ thì người ta sẽ dừng lại.
Nếu một người bị cưỡng ép hoạt động hoặc phải làm cái điều mà người ta không uốn thì người ta coi đó là quá nhiều. Nhiều người sợ mật sức lực do mất tinh binh, đó là điều tưởng tượng.
“Chuyện ấy” có nghĩa là tình yêu phải không? Không thật sự như vậy, nếu bạn bị ép làm chuyện đó hãy cho anh ta biết cảm xúc thật của mình. Nếu anh ta tôn trọng và yêu bạn, anh ta phải sẵn sàng hiểu cảm xúc của bạn. Nếu không, một quan hệ như vậy không phải là quan hệ lành mạnh. Tình yêu còn lớn hơn cả sự gần gũi về xác thịt.
“Chuyện ấy” trước hôn nhân: Xã hội và tôn giáo không tha thứ cho việc quan hệ trước hôn nhân. Nó là một biểu hiện của yêu đương nhưng cũng mang lại hậu quả. Ví dụ như có thai, bệnh hoa liễu. Chỉ nên làm chuyện đó khi thật sự an toàn.
(Theo Phụ Nữ Thủ Đô)