Nhiều nam sinh đã rất ân hận. (Ảnh minh họa). | [size=1] [/size][size=2] Những vụ đánh nhau do chính những học trò đang ngồi ghê nhà trường gây lên là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho người lớn.[/size] |
[justify]Vụ một nhóm nam sinh lớp 10, lớp 11 tại phường Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội hôm 15-11-2009 tham gia truy sát hai người (sau đó giết một người và ném một người xuống ao) bỗng lại trở nên nóng hơn trong thời gian vừa qua. Chúng tôi đã về đây tìm hiểu về mảnh đất vốn nổi danh về các “chấu” này.[/justify]
[justify]Các “chấu” là các nam sinh tuổi chanh cốm, chưa biết sợ, chưa biết khôn nhưng đã đủ sức để đánh người khác. Các tay giang hồ dù sừng sỏ khi gặp đội hình này tốt nhất là tránh xa: Dao chọc tiết lợn trong cặp, tuýp nước trong cốp xe, chạm nhau là “nổ” ngay, bất kể là ai. Kinh nghiệm của mấy bậc cha chú là nếu có va chạm với các em, các cháu này thì khôn hồn “cho chú xin” ngay lập tức.[/justify]
[justify]Các “chấu” được liên kết với nhau theo 2 dạng: cùng trường lớp và cùng khu vực. Các nam sinh ở cùng một địa bàn, ở nhiều độ tuổi khác nhau chơi với nhau để khi cần thiết lên thì “em bị đánh, anh bênh”.[/justify]
[justify]Trước vụ án này vài năm, tại phường Sài Đồng cạnh ngay đấy cũng có một vụ án làm rùng mình những người cứng vía nhất. Nạn nhân là một VĐV của Trung tâm Võ vật Hà Nội, anh trai của một diễn viên tuổi thiếu niên to béo khá nổi tiếng lúc bấy giờ. Trung tâm này đặt cạnh phường Sài Đồng và các nam sinh tập trrung đá bóng tại con đường xung quanh khu công nghiệp Sài Đồng B.[/justify]
Một cảnh nam sinh đánh nhau. (Ảnh internet).
[justify]Do tranh nhau sân bóng, các “chấu” tại đây lại yếu thế trước đội võ vật nên mối hận cứ âm ỉ. “Mãnh hổ nan địch quần hồ”, sau nhiều ngày theo dõi, cuối cùng, hai anh em VĐV, diễn viên này cũng bị đội “chấu” tóm được khi ra đường 5 ăn tối. Cậu diễn viên chạy được nhưng người anh xấu số bị kê đầu lên vỉa phân cách trên đường 5 rồi bị xử bằng tuýp nước. Nạn nhân bị vỡ sọ chết ngay lập tức.[/justify]
[justify]Địa chỉ đen[/justify]
[justify]Trong các trường cấp 3 tại khu vực vày, Trường Bổ túc Văn hóa Long Biên là nơi tập trung của hầu hết các đội “chấu” oách nhất khu vực. Trường này vốn rất nổi danh, các “chấu” học tại đây mặc nhiên có “số, má” trong giới học trò. Hầu như khóa học nào tại đây cũng có các nhân vật bị khởi tố hoặc là gây thương tích, hoặc là gây chết người. Vào học trường này, một là vào đội cùng anh em, hai là… bỏ học. Câu chuyện nổi tiếng xảy ra cách đây hơn 10 năm luôn được học sinh trường này kể lại cho các thế hệ đàn em.[/justify]
[justify]Khóa học 1995, có một nam sinh con phó Công an huyện Gia Lâm lúc bấy giờ, ngang bướng không chịu nhập đội. Quy định không thể bỏ qua, ăn một đòn bò lê, bò càng là đương nhiên. Tai hại một điều, cậu học sinh này lại về mách bố. Gần chục “chấu” bị gọi lên Công an huyện để làm tường trình, bản kiểm điểm rồi bắt: “Cháu xin lỗi, lần sau cháu không thế nữa”. Chỉ sau đó vài ngày, trong giải bóng đá của huyện, cậu học sinh cứng cổ này bị cả nhóm cùng trường vác dao truy đuổi dọc sân vận động. Bị dính vài nhát dao nhưng cũng may cậu học sinh này không bị ảnh hưởng đến tính mạng. Hơn chục học sinh trong trường bị khởi tố.[/justify]
[justify]Đàn ông mà…[/justify]
[justify]15 năm sau vụ án trên, dính dáng đến vụ giết người ngày 15-11-2009 tại tổ 1, Thạch Bàn, Long Biên cũng là các “chấu” của trường Bổ túc Long Biên.[/justify]
[justify]Hai công nhân là anh em ruột H và T làm tại khu công nghiệp Sài Đồng B vào đây dự sinh nhật, do chưa biết danh các “chấu” tại đây nên đã dám xô xát và bợp tai một “chấu” ngay tại buổi liên hoan.[/justify]
[justify]Đội “chấu” được huy động tức thì cùng một “ông anh” tại đây là Nguyễn Tài Anh. Cả đội phục trước cửa hàng Sơn Tuyển đầu làng chờ H và T đi về. Kết quả: H bị đánh chết tại chỗ, T ăn trận đòn nhừ tử rồi bị ném xuống ao, may sau đó được người dân cứu lên. Nguyễn Tài Anh bị khởi tố vì tội giết người, gần 10 “chấu” khác bị khởi tố vì những hành vi phạm tội khác nhau.[/justify]
[justify]Trong số các “chấu” dính vụ này có Nguyễn Đức Trung là nhỏ tuổi nhất (sinh 20-7-1993), đang học lớp 10 nên được tại ngoại. Khi chúng tôi đến nhà, ông Vinh, bà Hậu là cha mẹ của Trung đều bảo: “Từ hôm công an cho về đến nay, nó càng đi chơi nhiều hơn”. Gặp Trung, chúng tôi hỏi: “Tại sao bị hai anh công nhân kia đánh không ra báo cho tổ an ninh khu phố”, Trung cười nhạt: “Điên à? Làm thế anh em nó cười cho, có việc gì thì phải tự giải quyết lấy chứ, đàn ông mà”.[/justify]