[justify]Học thuê
Trên mạng Internet, ở các trang rao vặt xuất hiện nhiều lời quảng cáo đi học thuê, cần người học thuê rất mùi mẫn. Ví như: “Nhận đi học thuê trong khu vực nội thành Hà Nội. Nếu học ngành tài chính ngân hàng hay ngành kinh tế thì càng tốt. Giá cả phải chăng theo thỏa thuận (khoảng 300k/tháng là ok rồi). Tớ 19 tuổi, đang học năm thứ 2. Đảm bảo về sự chăm chỉ, chuyên cần và chất lượng. Mọi chi tiết xin liên hệ Meosuttc23@…”. Càng chứng tỏ dịch vụ học thuê đã và đang rất phát triển.[/justify]
[justify]Người thuê là người sinh con, mới lấy chồng ngại đến lớp, những cậu ấm cô chiêu thích chơi hơn học… Họ cần có người thay thế mình trên giảng đường để duy trì các chương trình và cuối năm vẫn có điểm.[/justify]
[justify]Chỉ cần bỏ một ít tiền ra mướn người thay mình lên lớp là “thân chủ” an tâm vắng mặt. Dịch vụ học thuê ra đời từ đó.[/justify]
[justify]Đỗ Thị Mai, cựu sinh viên trường Đại học Thương Mại đã tốt nghiệp 3 năm trước nhưng chưa kiếm được việc. Từ ngày tìm được mối học thuê, cô đã có việc làm và ký được nhiều hợp đồng khá tốt. Mai bị cuốn theo công việc và chẳng nghĩ gì đến chuyện đi tìm một công việc khác.[/justify]
[justify]Mỗi tháng, nhờ chạy “sô” 3 ca: sáng, chiều, tối, cô cũng kiếm được chừng 3 triệu mỗi tháng. Nhờ có thâm niên mà cô có nhiều lời mời mọc. Mai đã giới thiệu cho một số bạn bè đang thất nghiệp để có cơ trụ lại đất Hà Nội.[/justify]
Ở các trường đại học hiện nay, nhiều chương trình học mà một lớp ngồi rất nhiều sinh viên. Thầy giáo đến dạy có điểm danh, nhưng chẳng cần nhớ mặt sinh viên, nên dân học thuê mới sống được.
[justify]Người học thuê chỉ cần đến đúng giờ, ghi chép đầy đủ. Người có ý thức thì tự nhiên được nạp thêm kiến thức, kẻ chẳng hào hứng thì thấy mỗi buổi học rất nhàm chán, buồn ngủ, giống như một buổi tra tấn.[/justify]
[justify][/justify]
Không ít sinh viên đi làm gia sư, thì dính luôn vào việc phải học thuê cho học sinh cấp III mà mình đang dạy. Những cô chiêu cậu ấm này mải chơi, không thích học.
[justify]Dù được bố mẹ ép học, cũng cứ nhận gia sư cho đẹp lòng. Minh Thu (sinh viên đại học Công đoàn) là một ví dụ. Cô được mời gia sư cho Quý, học sinh lớp 11. Ngay buổi đầu đến dạy, Quý đã nói thẳng: “Chị dạy em là làm cho bố mẹ em. Thì cứ việc. Nhưng em không học. Ngược lại, tất cả bài vở cô giáo cho, việc soạn bài chị phải làm hết cho em.[/justify]
Chị mà tiết lộ bí mật thì em sẽ nói chị dạy kém, chị sẽ bị đuổi việc. Nếu làm tốt, em thưởng thêm”.
[justify]Thu nghĩ mình tạm thời chẳng có chỗ nào bấu víu, đành chấp nhận đề nghị của cậu bé. Thêm nữa, dân học thuê cũng rất thích vớ được hợp đồng với một ông giám đốc nào đó.[/justify]
[justify]Ông ta muốn có thêm bằng cấp để khẳng định mình, nhưng lại không có thời gian. Đành phải thuê một người học thay để toàn tâm toàn ý cho công việc. Thường ông trả rất hậu.[/justify]
Yêu thuê
[justify]Dịch vụ này mới phát triển trong vài năm trở lại đây. Có cả một công ty lớn làm dịch vụ này và đã quảng cáo rầm rộ trên báo chí. Dịch vụ này để phục vụ những người chưa có (hoặc đã có) người yêu.[/justify]
[justify]Đặc biệt là những chàng trai đã đứng tuổi, chưa muốn lấy vợ, nhưng mỗi lần về quê, luôn bị gia đình giục lấy vợ. Họ cần một cô gái vừa mắt, để đi cùng chàng trai về quê giới thiệu gia đình.[/justify]
[justify]Ngoài ra, vào những ngày lễ Tết, nhiều chàng trai chưa vợ muốn có một cô gái ở bên cạnh mình cho đỡ buồn. Họ bỏ ra một số tiền khá, theo thỏa thuận để có người đi chơi, trò chuyện trong một vài ngày.[/justify]
[justify]Đối tượng tham gia vào dịch vụ yêu thuê này phần nhiều là sinh viên và sinh viên mới ra trường. Đây là một dịch vụ, cũng là một cuộc chơi mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng cả hai bên tham gia đều rất khó lường trước những hệ lụy của nó.[/justify]
[justify]Điều thiệt hại lớn nhất ở các bạn gái đi làm người yêu thuê, rất có thể sau một thời gian thì các bạn sẽ bị chai sạn, bị công thức hóa khi yêu thật, khiến các bạn rất khó rung động. Nhiều nhà tâm lý học, nhà khoa học đã chỉ ra những bất cập trong dịch vụ yêu thuê.[/justify]
[justify]Đó là việc “lập trình” ngay cả vấn đề thiêng liêng, chuyện yêu đương cũng biến thành hàng hóa, để thỏa mãn nhu cầu của một số người, thì sẽ phần nào làm xuống cấp đạo lý nhân văn của dân tộc. Khi nhập vai, cô gái phải “diễn”, phải đóng vai người yêu và đôi khi gặp phải những trường hợp trớ trêu. Ví như về nhà người yêu mà gia đình hỏi gì cũng ngớ ra. Hoặc chàng trai thể hiện tình cảm thì cứ run cầm cập vì sợ.[/justify]
[justify]Rồi cảm thấy có lỗi với người yêu (nếu là người đã có người yêu thật). Nếu người yêu cô gái biết bạn gái mình tham gia dịch vụ này, họ dễ cảm thấy bị xúc phạm, không chịu được cảnh người yêu mình đóng thế. Chuyện đổ vỡ trong tình yêu có thể xảy ra.[/justify]
[justify]Những cô gái làm việc này có nguy cơ rủi ro cao. Vì đôi khi người thuê yêu rượu chè vào, tỏ ra không tôn trọng họ, đi quá giới hạn hợp đồng. Theo nhiều chuyên gia tâm lý thì dịch vụ “cho thuê người yêu”sẽ phát triển, nhưng sẽ không giúp con người lấp được chỗ trống khi thiếu vắng tình cảm.[/justify]
(Theo Pháp luật Việt Nam)