[size=6]Các món ăn truyền thống trên mâm cỗ Tết của người Á Đông trong năm mới Âm lịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. [/size]
|
Bữa cơm tất niên của các gia đình Trung Quốc thường có một đĩa cá. Cá là biểu tượng của thịnh vượng vì từ cá (ngư) trong tiếng Trung đồng âm với từ "dư" (dư dả). Ăn cá trong bữa tiệc được coi là một cách tốt để khởi đầu năm mới và để biến điều ước thành hiện thực. Tuy nhiên, người Trung Quốc sẽ không ăn hết sạch đĩa cá mà để lại một phần qua đêm.
|
|
Ở miền bắc Trung Quốc, người dân thường làm sửi cảo sau bữa tối để ăn cho tới nửa đêm. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có bởi hình dáng giống đĩnh tiền vàng. Sủi cảo có vỏ là bột mỳ, nhân có thể là rau, thịt trộn lẫn. Nó được hấp hoặc luộc trong nồi nông. Người làm bánh có thể chèn một đồng xu sạch vào trong nhân, và ai ăn được chiếc có đồng xu được coi là may mắn. Ảnh:NTDTV
|
|
Còn ở miền nam Trung Quốc, người dân thường làm bánh niangao dẻo, bằng gạo và gửi những chiếc bánh làm quà cho bạn bè, người thân trong những ngày tiếp theo của năm mới. Với ý nghĩa từ đồng âm, ăn bánh niangao mang ý nghĩa "phất lên" trong năm mới. Chiếc bánh ăn vặt này là một đồ lễ dâng lên ông Công ông Táo, với mục đích chất đầy miệng thần để ngài không thể nói điều xấu về gia đình lên Ngọc Hoàng. Ảnh: blogspot
|
|
Tại Nhật, bữa ăn mừng tết Âm lịch có tên là osechi-ryori, được đựng trong những chiếc hộp jubako. Bữa ăn gồm nhiều món, như tảo biển luộc konbu, bánh cá kamaboko, đậu nành đen kuromame, tôm rim với rượu sake và nước tương… Mỗi món có những ý nghĩa tốt lành để đón chào năm mới. Ví dụ đậu nành đen tượng trưng cho lời chúc sức khỏe, trứng cá trích tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống. Nhiều món có vị ngọt, chua và là đồ khô để được bảo quản mà không cần tủ lạnh, do tập tục có từ thời xa xưa. Tùy từng vùng mà thực đơn trong osechi-ryori thay đổi. Trong ảnh là hộp osechi-ryori ba tầng được sắp xếp tỉ mỉ. Ảnh: Wikipedia
|
|
Ozouni là một loại súp của Nhật, được cho là món tốt lành nhất khi ăn đầu năm mới Âm lịch. Súp gồm bánh gạo Mochi, thịt gà hoặc cá, rau…. Mỗi gia đình và vùng lại có nguyên liệu riêng cho súp ozouni. Bánh gạo Mochi rất dẻo và dính, vì vậy mỗi năm, ở Nhật có vài người chết trong dịp năm mới vì nghẹn mochi. Ảnh: Alafista
|
|
Sau những ngày nghỉ với la liệt món ăn, người Nhật chuẩn bị làm cháo nanakusa-gayu vào ngày mùng 7 Âm lịch. Cháo làm từ gạo và 7 loại thảo dược. Ảnh: lafujimama
|
|
Người Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề ẩm thực trong Tết Âm lịch. Nhiều gia đình dành cả ngày trước ngày đầu năm mới (Seollal) để chuẩn bị các món và dâng lên cúng tổ tiên. Khoảng 20 loại món ăn thường được đặt trên bàn lễ, tuy nhiên số đĩa tùy vào mỗi vùng. Ảnh: buhaykorea
|
|
Trong ảnh là súp tteokguk (súp với những lát bánh gạo), một món ăn truyền thống trong dịp năm mới. Theo cách tính tuổi của người Hàn, năm mới đồng nghĩa với một tuổi mới, vì vậy ăn súp tteokguk cũng là một hoạt động mừng sinh nhật. Ăn loại súp này xong đồng nghĩa là bạn đã thêm một tuổi. Ảnh:Korean Bapsang
|
|
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar, trùng với Tết Âm lịch, của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu, thịt bò, cơm ăn cùng với sữa đông hoặc nho khô. Đặc biệt, người Mông Cổ xếp một kim tự tháp lớn làm từ những chiếc bánh buuz, nhằm tượng trưng cho núi Sumeru hay vương quốc Shambhala. Tsagaan Sar là một bữa tiệc hào phóng, do đó cần đến vài ngày chuẩn bị trước. Người phụ nữ trong gia đình sẽ làm một lượng lớn bánh buuz và làm lạnh chúng để dùng trong kỳ nghỉ. Ảnh:Wikipedia
|
|
Tại Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét để nhớ về cội nguồn, cầu mong cho năm mới may lành, no đủ, và tốt đẹp. Bánh chưng làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, bọc lá dong. Ảnh: AEVTL
|
|
Bánh tét, thường được làm ở miền nam và miền trung Việt Nam, có điểm khác với bánh chưng là sử dụng lá chuối để bọc. Ảnh: C.K.
|
Trọng Giáp