“Mình không coi việc chơi game là một nghề chính thức, nhưng không thể phủ nhận tiền mình kiếm nhờ game bây giờ gấp đôi gấp ba tiền lương đi làm bình thường. Mà công việc thì không có gì khó.”
1. Một đêm bình thường
4h sáng, tại ZX Co., một công ty chuyên cày game, một số lượng không ít teen vẫn đang làm việc dưới một không gian tối tăm. Đó là những người không quan tâm gì đến đêm ngày, thậm chí chẳng cần biết đến sức khỏe của chính mình, vấn đề chỉ là cày được càng nhiều tiền trong game càng tốt.
Ảnh chụp trong một trại cày không quá xa lạ với teen
Một số teen đã bắt đầu ngáp ngắn dài, nhưng mắt vẫn không rời màn hình và tay thì di chuột lia địa, tất cả các động tác như được lập trình sẵn. Thi thoảng lại có tiếng reo to lên khi ai đó cày ra được “đồ hiếm”, những thứ đổi ra có thể bằng cả tháng lương của một người lao động bình thường…
Chừng 6h, một nhân vật quản lý đi xuống tầng hầm nơi teen đang cày game, cho phép đổi ca, một số teen yêu cầu cho được làm tiếp luôn ca nữa!
2. Trở lại về khái niệm cày game ra tiền
Có thể nói cày game kiếm tiền không phải là một khái niệm quá mới mẻ gì với teen Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Có rất nhiều cách để kiếm tiền nhờ game. Dân chơi game đều quen thuộc một câu nói nổi tiếng: “Có những người có nhiều tiền hơn thời gian và ngược lại”, và vì thế họ biết cách tìm đến nhau theo một cách nào đó.
Kiếm tiền nhờ game online đã chẳng còn gì xa lạ với teen
Theo thống kê của Secure Play thì số người cày game kiếm tiền như thế vào khoảng 1 triệu trên toàn cầu. Họ làm việc một cách chăm chỉ và đều đặn như là những công nhân viên chức bình thường, và nhận một mức thu nhập tương đối khá so với lượng công việc không đòi hỏi quá nhiều trí não mà chủ yếu là thời gian và chút ít kinh nghiệm. Nhiều nhất có thể nói đến Trung Quốc với lượng teen vào khoảng 100.000 – chuyên dùng việc cày game để kiếm tiền, thu nhập trung bình vào khoảng 200USD một tháng, cùng với lượng người cày như thế toàn cầu, tạo ra lượng doanh thu gần 1 tỷ USD hàng tháng. Những con số không thể khó tin hơn cho những người hàng ngày chỉ ngồi bên máy tính và hoạt động thông qua việc chơi một nhân vật ảo nào đó!
Và teen Việt cũng chập chững bước vào cuộc chơi đó…
3. Phân loại dân cày game kiếm tiền
Dân cày game kiếm tiền có thể chia làm 2 dạng chính.
Dạng thứ nhất là hoạt động độc lập, chơi một hoặc nhiều nhân vật của chính mình, lên đến một level vào hàng top, có thể cày ra được nhiều đồ khủng, sau đó mang bán. Và cũng có thể là buôn đi bán lại trong game, mua rẻ bán đắt. Dạng chơi này khá phổ biến vì nó không đòi hỏi thời gian bắt buộc hay định mức chỉ tiêu nào cơ bản. Chỉ việc chăm chỉ cày đến một mức nhất định, teen chắc chắn có thể bán đồ lấy tiền thật.
Lê Nam, một trong những chàng trai rất nổi tiếng của Võ Lâm với nick maBu.n0ob, đứng vào top của Võ Lâm truyền kỳ Việt: “Việc bán đồ trong game lấy tiền thật là khá phổ biến, em biết mặc dù các công ty làm game cố gắng tránh việc thương mại hóa game này, nhưng biết làm sao. Có cầu thì sẽ có cung. Rất nhiều nhu cầu mua đồ “hoàng kim” với giá hàng chục triệu. Mà những đồ đó ở level của em kiếm không phải khó!” Và cứ như thế, mỗi tháng Nam có cả chục triệu khi bán nhiều thứ đồ khác nhau cho những đại gia muốn có đồ đẹp cho nhân vật của mình nhưng ngại kiếm!
Trần Cường, một nhân vật khác pro trong Maple Story với nick Crazie, nói một cách khá thoải mái: “Mình không coi việc chơi game là một nghề chính thức, nhưng không thể phủ nhận tiền mình kiếm nhờ Maple bây giờ gấp đôi gấp ba tiền lương đi làm bình thường. Mà công việc thì không có gì khó.” Con số chính thức mà Cường đưa ra là khoảng 15-16 triệu một tháng!
Như thế này gọi là cày game pro!
Dạng thứ hai của dân cày game là làm việc cho một công ty chính thức, Sài Gòn đã manh nha phương thức làm ăn này. Một số công ty hợp pháp hoặc bất hợp pháp được thành lập và thuê nhiều teen làm việc. Số lương tùy theo thời lượng làm việc. ZX, AC King hay G24 là vài trong số nhiều công ty bắt đầu thực hiện phương cách làm ăn này. Teen sẽ nhận được một khoản tiền lương cố định và công việc duy nhất chỉ là… cày và cày level và tiền cho nhân vật càng cao càng tốt. Tất nhiên đó là những nhân vật của những người có tiền, muốn có level cao, mà lại không có thời gian để chơi. Một kiểu kinh doanh hai bên đều thỏa mãn!
Những cảnh không quá hiếm trong các trại cày game Đăng, một teen với gương mặt non choẹt mà người viết gặp ở AC King cho biết: “Em nghĩ chẳng có teen nào làm ở đây vì thiếu tiền, đơn thuần chỉ là thay vì chơi phải trả tiền thì bọn em chơi lại còn được tiền, nhưng công nhận là tốn thời gian thật, mà chán nhất là mình đổ bao nhiêu công sức chăm chút cho nhân vật của mình, thậm chí là có tiếng tốt trên giang hồ, nhiều hảo hữu, rồi đùng một ngày người thuê mình chơi đến lấy nhân vật đi! Thế là lại “nuôi đứa con” mới!”
4. Những điều mà dường như teen không quan tâm đến
Tất cả những hoạt động kinh doanh như thế đều bị coi là bất hợp pháp, các game online đều không chấp nhận việc bán đồ ảo bằng tiền thật. Vì thế việc những công ty như thế bị “sờ gáy” là điều teen không hề biết. Trong Lineage, một game rất nổi, theo thông tin thì một eden – tiền trong game – đổi ra được 2000VND. Theo một teen làm cho ZX thì một ca làm việc cả phi đội có thể cày ra đến 3 triệu eden, tức là 6 triệu VND, một ngày 2 ca là 12 triệu VND, như thế có nghĩa một tháng là 360 triệu. Trừ đủ loại chi phí và trả lương đi thì ZX vẫn lãi ra một con số không tưởng.
Teen vẫn cày ngày cày đêm Chơi game ra tiền có ngay từ khi thế giới game xâm chiếm ngành giải trí cho teen, những game thủ Hàn Quốc với mức thu nhập cả chục nghìn USD mỗi tháng là niềm mơ ước của tất cả những teen chơi game. Nhưng việc hợp pháp hóa công việc, việc chơi game chứ không để game “chơi” mình không phải một điều dễ dàng.
Theo Zing