Sức khoẻ 2013-11-09 11:53:15

9 thực phẩm có thể làm chết con


[justify]Việc ăn uống đổi với trẻ sơ sinh tập ăn dặm chưa bao giờ là đơn giản. Từ trước đến nay, các bà mẹ mới chỉ tập trung vào việc cho con ăn gì thì đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, tăng cân nhanh mà hiếm ai để ý tới một vấn đề vô cùng quan trong khác: Những thức ăn CẤM với trẻ tuổi ăn dặm. Có một số thực phẩm khi cho trẻ ăn vào giai đoan này, không đơn giản chỉ khiến bé bị dị ứng mà thậm chí, mẹ còn có thể mất con chỉ vì những lỗi không thể ngờ tới.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Do đó, các bà mẹ, hãy cho con mình tránh xa những thực phẩm sau cho đến khi trẻ lớn:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]1. Sữa bò tươi[/justify]

Nguy cơ dị ứng sữa bò đối với trẻ dưới 1 tuổi là rất cao (ảnh minh họa)

[justify] [/justify]
[justify]Dưới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp trong sữa bò tươi. Khi đó chúng không chỉ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (nhất là tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh này), trẻ còn dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema (chàm), hen…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vì vậy sữa tươi chỉ dùng được cho trẻ trên 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa và thận của trẻ tương đối hoàn chỉnh, não đã phát triển khá, trẻ có thể nhận được các nguồn sắt, kẽm, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác từ một chế độ ăn bổ sung đa dạng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]2. Mật ong[/justify]

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống mật ong (ảnh minh họa)

[justify] [/justify]
[justify]Phần lớn các bà, các mẹ ngày xưa khi nuôi con đều cho rằng mật ong rất an toàn cho trẻ nhỏ và thường dùng nó cho trẻ bị tưa lưỡi hay húng hắng ho. Thực ra, mật ong có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum - thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất sẽ là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]3. Lòng trắng trứng[/justify]
[justify]Lòng trắng trứng có chứa khá nhiều protein, khi trẻ dưới 6 tháng ăn vào rất dễ bị dị ứng với các phân tử protein này. Thường các trường hợp trẻ bị dị ứng lòng trắng trứng hay dẫn đến đau bụng hay nặng hơn là nổi mề đay, chàm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, trứng bị xóc có thể làm phá vỡ lớp màng bảo vệ, vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong gây có mùi lạ và có độc tố. Trẻ ăn phải loại trứng này sẽ không đảm bảo sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Từ 1 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn cả lòng trắng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]4. Thạch[/justify]
[justify]

Hóc thạch là nguy hiểm nhất trong các trường hợp hóc dị vật ở trẻ nhỏ (ảnh minh họa) 

[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh nhưng thực ra lại chính là những “sát thủ ngọt ngào” đối với trẻ. Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.[/justify]
[justify]
Thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch[/justify]
[justify]
5. Các loại hạt đậu, lạc
Chưa nói đến chuyện trẻ nhỏ ăn hạt rất dễ bị dị ứng mà quan trọng hơn, các loại hạt cứng này rất nguy hiểm kể cả với trẻ 2,3 tuổi đã có răng bởi dễ gây hóc, nghẹt thở. Nếu muốn cho con ăn, mẹ nên xay nhuyễn nhỏ các loại hạt trên hoặc đợi đến khi bé đươc 4 tuổi mới cho ăn nguyên hạt.[/justify]
[justify]
6. Gan động vật

Mẹ cần ngâm gan để loại bỏ độc tố trước khi cho con ăn (ảnh minh họa)

[/justify]
[justify]Gan động vật là một món ăn ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, lại có thể bổ sung thêm sắt, các mẹ thường luộc hoặc xào cho các bé ăn. Thực ra, gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố.[/justify]
[justify]
Lời nhắc nhở: Các mẹ đi chợ mua gan nhất định phải chọn những lá gan của những động vật khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, đặc biệt không lấy những lá gan tụ máu hoặc có màu sắc khác thường. Trước khi xào nấu, các mẹ phải chế biến thật sạch để loại bỏ bớt độc tố. 
Cách thông thường để loại bỏ những độc tố trong lá gan:  Ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Trước khi ngâm,  mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.[/justify]
[justify]
7. Cá thu, cá ngừ
cá là một nguồn thực phẩm phong phú chứa axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loài cá biển sâu có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, á pecca vàng và cá ngừ lại không phải là những thực phẩm tốt.[/justify]
[justify]
Một lượng lớn thủy ngân có  trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.[/justify]
[justify]
8. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày
Uống quá nhiều nước ép trái cây không hề “lành” như mẹ tưởng. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày là mốc nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.[/justify]
[justify]
9. Đậu cove

Chất độc saponin trong đậu dễ dẫn đến hiện tượng sôi giả (ảnh minh họa)

[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khi mùa đậu cove đến, nhìn những quả đậu cove xanh tươi mơn mởn, mẹ nào cũng muốn mua về để làm cho con những món ăn thật ngon. Trong quả đỗ có rất nhiều vitamin như vitamin B, C, protein, rất tốt cho tiêu hóa, kiện tỳ, bổ thận… Nhưng cũng giống như các họ đậu khác, trong quả đỗ cũng tiềm ẩn độc tố “saponin”, chất này sẽ gây kích thích mạnh lên thành dạ dày, đồng thời làm phá hủy các tế bào, thậm chí gây ra bệnh viêm mạch máu…[/justify]
[justify]
Thêm vào đó, độc tố gọi là “saponin”, làm cho đậu cove có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu đã sủi bọt), khiến cho các mẹ tưởng là đậu đã sôi và chín rồi, có thể nhấc nồi xuống và uống được rồi, nhưng thực tế lại không phải vậy.[/justify]
[justify]
Lời nhắc nhở: Khi xào hay nấu món đỗ, các mẹ hãy chú ý nấu cho chín, như vậy mới có thể chắc chắn rằng con yêu của mình sẽ an toàn khi ăn món này.[/justify]
Hà My (parents) (Khampha.vn)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)