Từ những năm qua, công nghệ hiển thị của màn hình đã có sự phát triển vượt bậc, nó đã thay thế những chiếc màn hình hiển thị quá khổ trên công nghệ tia âm cực CRT và đưa ra những sản phẩm siêu mỏng, thậm chí là uốn cong với những chất lượng hình ảnh rõ nét.
OLED
Nhìn lại những thập kỷ qua, giai đoạn từ 1440 đến 1990, công nghệ tia âm cực CRT là sự lựa chọn về hiển thị cho tất cả mọi thứ, từ hệ thống radar cho đến màn hình máy tính để bàn. Nhưng khi máy tính đã di chuyển ra khỏi văn phòng, vào trong nhà, và trên đường phố, thì công nghệ hiển thị cũng vậy.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta đang tập trung vào các sáng kiến mới nổi của không gian làm việc truyền thống, cũng như sự phát triển tiềm năng trong công nghệ màn hình cho điện thoại di động, chơi game, và môi trường ngoài trời.
OLED
OLED (organic light-emiting diodies - tạm dịch: đi ốt phát quang hữu cơ) - công nghệ hiển thị này đang được áp dụng trong những sản phẩm thịnh hành gần đây với những chiếc TV lớn, màn hình phẳng cao cấp, và nó cũng được áp dụng trong nhiều năm qua với smartphone, máy tính bảng, và các thiết bị di động khác.
OLED sử dụng các vật liệu hữu cơ khác nhau mà có thể phát ra một màu sắc đặc biệt khi có dòng điện chạy qua. Với cấu trúc tự phát sáng, màn hình OLED có thể tạo ra những hình ảnh có độ phân giải cao hơn, màn hình mỏng hơn và tiết kiệm năng lượng hơn bất cứ TV sử dụng công nghệ cũ trước đó.
Hơn nữa, một điểm ảnh của màn hình này có thể được tắt hoàn toàn hoặc phát sáng giúp tạo ra độ tương phản cao hơn cũng như thể hiện màu đen đạt đến độ tuyệt đối. Tất cả các nhà sản xuất màn hình lớn đang nghiên cứu công nghệ OLED, và nó sẽ là một động lực chính trong TV, màn hình, và màn hình cầm tay trong nhiều năm tiếp theo.
Màn hình uốn cong
Hầu hết những công nghệ màn hình phổ biến trước đó đều không thích hợp trong việc sản xuất ra màn hình uốn cong. Đơn cử như LCD cần đòi hỏi một mặt phẳng cố định để gắn một đền nền và đèn LED. Nhưng với những ưu điểm của OLED (theo nghĩa đen) là màn hình hiển thị linh hoạt mới - điều này hoàn toàn có thể.
Lợi ích chính của việc màn hình có thể uốn cong sẽ rất có ý nghĩa rất lớn trong việc gia tăng độ bền cho thiết bị và một số mẫu thiết kế đã trở thành hiện thực. Năm ngoái, hãng LG đã tiết lộ một tấm OLED 18-inch rất linh hoạt mà có thể cuộn lại như một tờ báo - đường kính chỉ 3 cm – nhưng không hề làm giảm chất lượng hình ảnh. Các nhà sản xuất lớn như LG và Samsung đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển màn hình dẻo dành cho smartphone, máy tính bảng, màn hình máy tính và TV có màn hình cực lớn.
Điện thoại thông minh có thể gập lại
Tất nhiên, OLED không phải là công nghệ màn hình duy nhất hiện nay. Năm ngoái, Human Media Lab của Canada đã ra mắt một biến thể trên màn hình cong với một smartphone nguyên mẫu có thể mở ra như một bản đồ gấp. Như bạn có thể nhìn thấy từ hình ảnh, các mẫu thử nghiệm đến thời đểm này vẫn hơi rườm rà, nhưng rồi đến một ngày nào đó, ai mà ngờ được smartphone có thể mở ra thành một màn hình kích cỡ một chiếc TV.
Màn hình cảm ứng xúc giác
Có thể thay đổi đáng kể nhất trong công nghệ màn hình vài năm qua là sự phát triển chóng mặt của màn hình cảm ứng, phần lớn nhờ vào “sự xâm lấn” của smartphone và máy tính bảng. Nếu là 10 năm trước đây, thì sẽ thật là kỳ cục khi nghĩ rằng màn hình cảm ứng lại được sử dụng phần lớn trong quầy bảo tàng và các giao dịch ATM.
Và điều gì sẽ tiếp nối màn hình cảm ứng? Màn hình cảm ứng chạm ngược lại bạn thì sao? Các công ty như Senseg đang nghiên cứu lĩnh vực màn hình cảm ứng xúc giác, mà nó cung cấp thông tin phản hồi xúc giác vào ngón tay của người dùng khi quét qua các mặt hàng trên màn hình. Người dùng có thể cảm thấy các nút bấm và thậm chí kết cấu tương đối của nó như thô hay mịn, bạn sẽ cảm giác như có dòng điện cực thấp trên da bạn.
Oculus Rift
Không cuộc thảo luận nào về công nghệ màn hình trong tương lai là hoàn hảo nếu không đề cập đến một cuộc cách mạng thực tế ảo sắp xảy ra. Oculus Rift - một sản phẩm kính thực tế ảo có màn hình hiển thị 3D với sự theo dõi chuyển động được phát triển bởi Oculus VR, thu hút sự quan tâm lớn từ phía người dùng. Chính sáng chế của công ty này đã giúp họ có rất nhiều tiền từ Facebook và nhiều người đã ví nó là chiếc kính tỷ đô. Cụ thể, đầu năm ngoái, Facebook đã quyết định bỏ ra 2 tỷ đô la Mỹ để nắm quyền sở hữu công ty Oculus VR.
Trong khi không hề công bố ngày phát hành chính thức, phiên bản dành cho người tiêu dùng của Oculus Rift được dự kiến sẽ lên kệ vào cuối năm nay. Thông số kỹ thuật cho các phiên bản thương mại chưa được nêu ra, nhưng những đánh giá chi tiết gần đây từ CES 2015 đã tiết lộ một số thông tin thú vị. Ý tưởng về mũ đội đầu màn hiển thị VR không phải mới, nhưng điều đó không có nghĩa là Oculus Rift sẽ không bị thách thức với sự phát triển nhanh chóng của dự án kích thực tế ảo Morpheus của Sony. Cả hai hệ thống đều được nhắm chủ yếu vào thế giới game hiện nay, nhưng chiếc kính VR có khả năng ứng dụng trong hàng chục lĩnh vực thương mại, từ kiến trúc và thiết kế đến y học và giáo dục.
Unreal (Không thật)
Nói về thực tế ảo, chúng ta hãy đề cập đến các phần cứng trong công nghệ màn hình tương lai và lĩnh vực đồ họa. Một trong những video gây sửng sốt nhất cho đến nay đã được đăng một vài tuần trở lại đây về chuyến du lịch ảo đến các căn hộ ở Paris bằng cách sử dụng công nghệ Unreal Engine 4.
Unreal Engine là một ứng dụng nặng cân trong lĩnh vực trò chơi video, và nếu kết hợp với chiếc kính thực tế ảo như Oculus Rift, tiềm năng cho các ứng dụng VR thực tế sẽ âm thầm “xâm nhập” tất cả các ngành công nghiệp - đây một bước nhảy vọt theo cấp số nhân của sản phẩm này sẽ thể hiện một sự thay đổi lớn về cái mà chúng ta gọi là "màn hình”.
Màn hình ngoài trời 3D
Có những ý tưởng thực sự lớn trong công nghệ màn hình mới nổi. Trong tháng một vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Vienna ở Áo đã tiết lộ chi tiết về hệ thống hiển thị cho bảng 3D cực lớn, màn hình kích cỡ như trong rạp chiếu phim, và biển báo kỹ thuật số ngoài trời.
Bằng các điểm ảnh 3D ("Trixels"), những hình ảnh thay đổi và di chuyển khi nhìn ở góc độ khác nhau, tương tự như hình ảnh ba chiều 2D xuất hiện dưới dạng ba chiều.
Hệ thống này là sự kết hợp của các gương và tia laser để tạo ra độ phân giải góc tốt nhất hay tạo ra một hình ảnh 3D mà không cần kính 3D. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn đầu và tiêu chí của bản mẫu hiện nay là tốt và đơn giản.
Màn hình hiển thị võng mạc ảo
VRD (màn hình hiển thị võng mạc ảo) là một công nghệ đang phát triển mà không hoàn toàn đi theo các ý tưởng của màn hình điện tử. Thay vào đó, các hình ảnh được vẽ trực tiếp lên võng mạc của người xem như họ đang nhìn thấy hình ảnh đang xuất hiện trước mắt họ.
Công nghệ này khác với những chiếc kính thực tế ảo có màn hiển thị như Oculus Rift hoặc thậm chí Google Glass, mà về cơ bản nó tạo ra ảo ảnh bằng cách sử dụng hệ thống chiếu. Cảm nhận về các ảo ảnh thì khác nhau – ví dụ, Google Glass tạo ra một hình ảnh tương đương với việc xem một màn hình 25-inch cách xa khoảng 2m. Với VRDs, hình ảnh chỉ tồn tại trong nhãn cầu riêng của mình.
Màn hình hiển thị 3 chiều trong không gian Holographic
Đối với một thế hệ lớn lên với các bộ phim khoa học viễn tưởng, công nghệ hiển thị tương lai mà tất cả chúng ta muốn nhìn thấy là hình ảnh nổi ba chiều. Hãy yên tâm rằng theo các tin tức đầy hứa hẹn gần đây, các nhóm nghiên cứu trên khắp hành tinh đang nghiên cứu về công nghệ này dựa trên các khái niệm. Trong khi đó, sáng kiến kính thực tế ảo HoloLens mới của Microsoft dành cho Windows 10 rất gần với thực tế, nhưng đường đến công nghệ hình ảnh ba chiều - được tạo ra trong không trung, không có bề mặt chiếu - vẫn còn là một chặng đường dài.