Quán hủ tiếu được đặt ngay cổng ra vào mấy căn nhà phía trong của khu chùa Chà |
Anh Đỗ Xuân Thanh, 58 tuổi, chủ quán hủ tiếu chia sẻ: “Tên của quán là tên tôi đó, được viết ngược lại. Là con út nên má cưng nhất, lấy đặt làm tên quán luôn”. Quán hủ tiếu bên hông chùa Chà Và này đã có từ năm 1946, do ông ngoại anh Thanh chạy giặc từ Mỹ Tho lên Sài Gòn mở ra để kiếm sống.
Chùa Chà Và là chùa của người Ấn Độ nên trước đây chỉ có người Ấn sống ở khu vực quanh chùa. Theo lời ông ngoại anh Thanh là ông Đỗ Văn Khuê, vốn là một nhà giáo, thì khi lên Sài Gòn ông Khuê được những người Ấn cho ở tạm trong một căn nhà nhỏ. Quán hủ tiếu Mỹ Tho ông mở ra được đặt ngay cổng ra vào mấy căn nhà phía trong của họ, tiện thể trông nhà giúp họ luôn.
Tô hủ tiếu khô với càng cua và nước sốt đặc sệt bên trên |
Nhiều quán hủ tiếu Mỹ Tho cũng được mở ra ở Sài Gòn nhưng "linh hồn" nước lèo lại theo kiểu hủ tiếu Nam Vang. Bí quyết cho ra hương vị hủ tiếu Mỹ Tho chính hiệu mà ít người làm được, theo anh Thanh, nằm ở định lượng của khô mực trong nồi nước lèo.
Đây cũng là một trong những quán hủ tiếu hiếm hoi còn giữ được phong cách ăn hủ tiếu kèm với bánh pátêchaud Tô hủ tiếu nước |
Thời hoàng kim, quán hủ tiếu Thanh Xuân có tới 40 bàn kê khắp con đường nhỏ Tôn Thất Thiệp. Bây giờ co cụm lại còn 5-7 bàn và phần lớn khách quen ngày trước mới biết mà ghé qua. Riêng tôi rất ấn tượng với góc đường yên tĩnh này, chậm rãi thưởng thức hương vị thời gian mà quên đi những bộn bề lo toan của cuộc sống ngoài kia.
Giang Vũ
62 Tôn Thất Thiệp, phường Bến Nghé, quận 01
Mở cửa: từ 6h30 đến 7h30 tối
Giá: Hủ tiếu (30.000đ/tô thường, 48.000đ-55.000đ/tô đặc biệt)