Những câu chuyện ẩn chứa đằng sau mỗi tàn tích càng khiến cho chúng trở nên cuốn hút hơn 1. Cung điện Cleopatra ở Alexandria (Ai Cập) Dưới bờ biển Alexandria – thành phố của Alexander Đại Đế - là tàn tích được cho là cung điện của Cleopatra. Một nhóm nhà khảo cổ học hàng hải do giáo sư Frenchman Franck Goddio dẫn đầu đã khai quật thành phố cổ này, nơi mà Nữ hoàng cuối cùng của Ptolemies – Cleopatra đã trị vì Ai Cập. Những nhà sử học cho rằng tàn tích này bị nhấn chìm do động đất và thủy triều hơn 1600 năm trước. 2. Thành phố nguy hiểm nhất thế giới – Port Royal (Jamaica) Một trong những lợi thế của biển hay khảo cổ học hàng hải là đôi khi các sự kiện thảm khốc đã để lại lòng đại dương một xác tàu hay hàng hóa, lưu giữ lại cả khoảnh khắc thời gian. Một thảm họa đã đem lại lợi ích cho các nhà khảo cổ học hàng hải là trận động đất từng nhấn chìm một phần thành phố Port City (Jamaica). Từng được biết đến với cái tên “Thành phố nguy hiểm nhất Trái đất” vì là nơi tập trung của cướp biển, gái mại dâm, Port City hiện nay nổi tiếng vì một lý do khác – thành phố bị nhấn chìm duy nhất ở Châu Mỹ. 3. Những ngôi đền bị nhấn chìm ở Mahabalipuram - Ấn Độ Đền Shore tại Mahabalipuram không phải là ngôi đền riêng lẻ, nhưng là ngôi đền sau cùng của một chuỗi gồm 7 ngôi đền – trong đó 6 ngôi đền còn lại đã bị nhấn chìm. Tháng 4 năm 2002, một tàn tích lớn đã được phát hiện ngoài khơi Mahabaliburam tại Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ. Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu mỗi địa điểm và phát hiện đá nề xây nhà, đá hình vuông, hình tam giác và một bục lớn có thang dẫn lên trên. Các nhà sử học cho là hệ thống đền này có từ triều đại Pallava, trị vì vùng này từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, nổi tiếng vì đã xây dựng nhiều ngôi đền ở Mahabalipuram và Kanchipuram. 4. Yonaguni Jima 8000 năm (Nhật Bản) Nằm cách bờ biển phía Đông Đài Loan 68 dặm, đảo Yonaguni nổi tiếng với bờ biển nhiều núi đá gồ ghề. Điểm thu hút đặc biệt là tàn tích bị nhấm chìm tọa lạc ở bờ biển phía Nam Yonaguni: một tuyệt tác nghệ thuật nhân tạo làm bằng đá rắn có niên đại khoảng chừng 8000 năm, nổi bật nhất là kỹ thuật mà người ta đã sử dụng để chạm khắc lên khối đá này. Một số người cho là tàn tích này là dấu vết còn lại của lục địa Mu, thì một số nhà khảo cổ khác cho rằng có thể đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Khối cự thạch này được phát hiện bởi một thợ lặn vào năm 1995, khi ông bơi ra ngoài khơi Okinawa. Điều thú vị nhất ở tàn tích này là khung vòm của nó được làm bằng những khối đá đẹp tương tự kiến trúc xây dựng của nền văn minh Inca. 5. Pavlopetri (Hy Lạp) Thành phố cổ Pavlopetri nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam Laconia của Hy Lạp. Tàn tích này có niên đại ít nhất 2800 năm với những tòa nhà, sân chầu, đường phố, đền đài không hề bị hủy hoại với khoảng 37 ngôi mộ đá thuộc thời kỳ Mycenaean. Thời kỳ đồ đồng của Hy Lạp là bối cảnh lịch sử của đa số văn học, thần thoại Hy Lạp cổ như Trường ca Homer. 6. Cảng Dwarka - Ấn Độ Trong số những tàn tích được các nhà khảo cổ phát hiện tại Ấn Độ trong những năm gần đây là những tàn tích nằm tại ngoài khơi bờ biển Dwarka và Bet Dwarka ở Gujarat. Được khai quật từ năm 1983, mỗi địa điểm nằm cách nhau 30km. Dwarka nằm tại bờ biển Arabian còn Bet Dwarka nằm ở Vịnh Kutch. Người ta cho rằng do sự hủy hoại và xâm lấn của biển, thành phố cổ Dvaraka đã bị nhấn chìm 6 lần và Dwarka ngày nay là thành phố thứ 7 được xây dựng tại khu vực này. 7. The Lost Villages (Canada) The Lost Villages là 10 thành phố tự trị ở Ontario – Canada, ngày nay là Nam Stotmont gần Cornwall, nơi bị chôn lấp lâu dài bởi sự xây dựng Đường biển St.Lawrence năm 1958. Ngày nay ở một số nơi, vài tàn dư của lối đi và nền nhà vẫn có thể nhìn thấy qua làn nước, hay thậm chí trên dải đất ven bờ khi mực nước xuống cực thấp. Một vài vùng đất của khu vực này bị tràn còn lại trên mặt nước và biến thành đảo, kết nối với nhau bằng đường đại lộ Long Sault Parkway. Copy từ: http://forum.buonchuyen.info |