[/size]
[justify][size=2]1. Đắp mặt nạ bằng vàng
Nếu như trước kia, tại Thái Lan, vàng thường được dùng làm của hồi môn trong các nghi lễ truyền thống thì giờ đây, nó còn được sử dụng cả trong lĩnh vực kinh doanh spa bởi nhiều người Thái tin rằng, vàng có thể chữa lành các vết thương trên da, giúp họ liền vết sẹo.
[/size][/justify]
Trong khi giá vàng vẫn đang là chủ đề nóng trên mặt báo và có nhiều biến động trong cuộc đua về giá, ngày càng có nhiều người Thái tìm đến các phương thức chăm sóc da với vàng bao gồm cả hình thức đắp mặt nạ bằng vàng. Liệu pháp này cũng đã có mặt ở Mỹ, Nhật và nhiều nơi khác trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Hiện ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có một số trung tâm thẩm mỹ “nhập khẩu” dịch vụ đắp mặt nạ vàng từ Thái Lan, Hàn Quốc… về phục vụ chị em. Tuy nhiên, như ThS.BS Lê Thái Vân Thanh, giảng viên bộ môn da liễu, đại học Y dược TP.HCM từng nói, đắp mặt nạ vàng chỉ có thể làm hao tốn số tiền lớn chứ không đem lại hiệu quả gì.
2. Ăn, uống… vàng
Vào năm 2010, từng rộ trào lưu ăn bánh Trung Thu “nhân vàng” trong giới thượng lưu Trung Quốc và có lẽ hình thức này cũng không xa lạ với một số “đại gia” Việt từ những năm 2005. Những người này cho rằng ăn vàng sẽ tốt cho sức khỏe nên họ cho nguyên miếng vàng vào trong nhân của bánh, hoặc tán nhuyễn ra thành bột rồi cho vào nhân bánh. Giá của mỗi chiếc bánh như vậy có thể lên tới vài triệu đồng. Ngoài ra, họ cũng pha rượu lẫn một chút vàng để uống.
[/size]
Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, những nghiên cứu khoa học có giá trị, uy tín nhất trên thế giới cũng như trong nước, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến công dụng của vàng trong chế biến dinh dưỡng cho con người. Vàng cũng không có tên trong danh sách các vi chất, khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. “Vì vậy không cần thiết phải ăn vàng. Hơn nữa, nếu lạm dụng các món ăn trộn vàng hoặc những ly rượu pha vàng, người sử dụng không chỉ tốn tiền mà còn có nguy cơ ngộ độc. Vì dù sao vàng cũng là một kim loại nặng”, bác sĩ Diệp lưu ý.
3. Sắm hàng hiệu
PGS. TS Phạm Tất Thắng thuộc Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương từng tiết lộ: “Tại Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không cần quan tâm đến giá cả, trung bình chi tới 80 – 100 triệu đồng/lần mua hàng”.
[/size]
Còn theo khảo sát, số lượng người bị mắc chứng “nghiện mua sắm hàng hiệu” tại Việt Nam hiện đang ngày một tăng lên. Anh Phan Văn T, Giám đốc một công ty chuyên kinh doanh các thiết bị xây dựng ở Hà Nội từng chi hơn 200 triệu đồng chỉ để mua nước hoa và giầy dép hàng hiệu tặng người yêu.
Chia sẻ về quyết định tiêu tiền táo bạo của mình, anh T nói: “Thực ra nếu phải trả một cái giá để mang lại niềm vui cho người mình yêu, thì dù có đắt hơn nữa, tôi cũng sẽ cố. Mình làm việc cũng chỉ với mục đích kiếm thật nhiều tiền, mang lại niềm vui cho những người thân yêu thôi. Vài trăm triệu còn là rẻ so với những thứ đồ vợ, bạn gái của các đại gia khác đang dùng. Chưa bõ bèn gì cả”.
4. Mua sim số đẹp
Nếu như trước kia, các đại gia thường thích chơi biển đẹp để khẳng định “đẳng cấp” thì giờ đây mốt chơi sim số đẹp lại lên ngôi hơn cả. Họ đưa ra nhiều lý do để mua sim số đẹp với mức giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ cho mình.
[/size]
Theo ông Đoàn, người tự nhận đã bỏ ra 220 triệu đồng (trên giấy tờ văn bản), còn trên thực tế số tiền ấy lên tới 300 triệu đồng để mua sim số đẹp 0987xx4444 của Vietel qua mối trên mạng thì sở dĩ ông chịu rút hầu bao ra mua sim là vì “nó hợp với mệnh của mình, làm ăn dễ phất với cả người ta đọc số phát là biết mình thuộc diện có máu mặt ngay, tăng thêm uy tín khi giao dịch, làm ăn”.
5. Chơi xe "khủng"
Mới đây, tại Việt Nam xuất hiện một thú chơi “ngông” không giống ai và không phải ai muốn cũng giống được đó là: sưu tập những chiếc xe phục vụ các chính khách hàng đầu Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước, và tất cả các xe cùng mang một thương hiệu: Lincoln.
[/size]
Chủ nhân của bộ sưu tập xe sang trọng và "khó kiếm" kể trên là Nguyễn Tuấn Ngọc - một "đại gia" ít người biết tới ở Hà Nội – người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh trại dưỡng lão chăm sóc các cụ cao tuổi.
Trước đó, hẳn không ai còn xa lạ với cái tên Cường Đôla và hành trình siêu xe thuộc vào hạng khủng nhất Việt Nam của ông. Từ lâu, ông Nguyễn Quốc Cường, Phó tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai đã nổi tiếng trong giới chơi xe vì đam mê với những dòng xe khủng nhất thế giới. Bộ sưu tập siêu xe của “đại gia” này luôn là niềm mơ ước của nhiều “tiểu đại gia” khác.
6. Chi hàng chục tỷ chơi cây cảnh
Vào đầu năm 2010, nhiều người đã “sốc” khi biết tin “đại gia” Phan Văn Toàn (thường được gọi là Toàn đô la - pv) ở phố Đoàn Kết, thành phố Việt Trì, Phú Thọ mua một cây sanh cổ giá 10,5 tỷ đồng chỉ để … trưng Tết.
[/size]
Theo anh Toàn, lý do anh chi hàng chục tỷ mua cây sanh này là bởi nó có đường nét đẹp theo con mắt sành chơi của anh. “Cây có dáng nỏ thần, có tên “Phong Vân Thập Toàn”. Sau khi mua về đã có người trả tôi giá 20 tỷ đồng nhưng tôi nói: Không bán được”, anh Toàn cho biết.[/size] [justify][size=2]Ngoài anh Toàn, còn rất nhiều đại gia khác cũng mê thú chơi cây cảnh tiền tỷ. Đây quả là một thú chơi mà không phải ai cũng có thể theo được.[/size][/justify]