Chúng ta thường nghĩ rằng sự tức giận là 1 cảm xúc tiêu cực, hoang dã, nhưng nghiên cứu tâm lý học đã phát hiện ra rằng tức giận cũng có những khía cạnh tốt đẹp của nó.
Mặc dù con người có những lý do hợp lý để tránh nổi giận. Sự tức giận không chỉ làm bạn cảm thấy tệ mà nó khiến bạn làm những thứ ngu ngốc mà không lường trước những rủi ro và nó có thể mang tính hủy hoại bản thân.
Do vậy con người văn minh cố gắng hết sức để kìm nén, chuyển hướng và che đậy cơn phẫn nộ của họ. Phần lớn chúng ta đối xử với cơn phẫn nộ của mình như thể nó là 1 cái gì đó vô lý, không được phép bộc lộ, không thể nói ra được. Nhưng cũng như tất cả những cảm xúc khác, sự tức giận cũng có những mục đích của nó, nó có thể được dùng để đem lại ảnh hưởng tốt.
1. Tức giận là 1 động lực thúc đẩy
Bạn thỉnh thoảng có thể nghe mọi người nói rằng hãy sử dụng cơn tức giận, phẫn nộ của mình như là 1 động lực thúc đẩy bằng cách “ chuyển sự tức giận thành năng lượng tích cực” ( turning anger into positive energy ).
Thực tế, bản thân sự tức giận là 1 loại năng lượng tích cực và là 1 động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tức giận có thể thúc đẩy chúng ta hướng đến mục tiêu, đối mặt với những rắc rối và những trở ngại.
Trong 1 nghiên cứu, người tham gia được xem những vật thể mà họ gắn liền với 1 phần thưởng. Khi chúng ta thấy 1 thứ gì đó có lợi, chúng ta muốn thứ đó nhiều hơn khi chúng ta tức giận. Do đó, khi sử dụng sự tức giận đúng đắn, mang tính xây dựng thì sự tức giận có thể làm bạn cảm thấy mạnh mẽ và nó thúc đẩy bạn giành lấy thứ bạn muốn.
2. Những người tức giận thường lạc quan hơn.
Nghe có vẻ kỳ quặc , nhưng những người tức giận có 1 vài điểm giống với những người hạnh phúc. Đó là vì cả hai đều có xu hướng lạc quan hơn. Một nghiên cứu về nỗi sợ khủng bố sau thảm họa 11/9 tại Mỹ. Trong nghiên cứu này, những người trải nghiệm sự tức giận, phẫn nộ thường kỳ vọng sẽ ít có những cuộc tấn công, khủng bố hơn trong tương lai ( Lerner , 2003 ). Ngược lại, những người trải nghiệm nhiều nỗi sợ hãi thường có xu hướng bi quan hơn về tương lai và kỳ vọng sẽ có nhiều cuộc khủng bố trong tương lai.
3. Sự tức giận có thể mang lại lợi ích cho các mối quan hệ.
Sự tức giận là 1 phản ứng tự nhiên khi bị đối xử bất công bởi 1 người nào đó và tức giận là 1 cách truyền thông với người khác về cảm giác bất công. Nhưng xã hội chúng ta cho rằng sự tức giận là nguy hiểm và chúng ta nên che dấu nó.
1 nghiên cứu của Baumeister ( 1990 ) chỉ ra rằng : việc che dấu tức giận trong những mối quan hệ tình cảm có thể gây bất lợi. Vấn đề là khi bạn che dấu cơn giận của mình, người bạn đời của bạn sẽ không biết được họ đã làm sai điều gì. Và họ sẽ vẫn tiếp tục làm điều đó. Và nó sẽ không tốt cho mối quan hệ của bạn.
Việc bộc lộ sự tức giận, phẫn nộ, nếu bạn thấy nó xứng đáng và hướng đến việc tìm kiếm 1 giải pháp thay vì chỉ đổ lỗi, xả giận, có thể thực sự hữu ích và làm vững mạnh những mối quan hệ.
4. Sự tức giận mang lại sự bừng ngộ nội tâm ( self-insight )
Nếu chúng ta cho phép bản thân được nổi giận thì sự tức giận có thể mang lại sự bừng ngộ nội tâm trong chúng ta.
Nghiên cứu của Kassinove ( 1997) : Những người Mỹ, người Nga được hỏi về những cơn giận, cơn thịnh nộ gần đây của họ đã ảnh hưởng như thế nào đến họ. 55% nói rằng sự tức giận mang lại 1 kết quả tích cực. Lý do hàng đầu mà 1/3 số người nói rằng sự tức giận mang lại 1 sự bừng ngộ trong họ về những lỗi lầm của chính họ.
Nếu chúng ta có thể để ý khi nào chúng ta nổi giận và tại sao tức giận thì sau đó chúng ta có thể học cách nâng cao cuộc sống của mình. Sự tức giận có thể thúc đẩy việc thay đổi bản thân.
5. Sự tức giận làm giảm bạo lực
Mặc dù sự tức giận thường đi trước bạo lực thân thể, nó cũng có thể là 1 cách để giảm bạo lực. Vì sự tức giận là 1 dấu hiệu cảnh báo về 1 tình huống cần phải giải quyết . Khi người khác nhìn thấy dấu hiệu tức giận, họ sẽ có nhiều động lực để xoa dịu người tức giận.
Hãy tưởng tượng về 1 thế giới mà ở đó không có sự tức giận, con người không có cách thức nào để bộc lộ cho mọi người biết họ đang cảm thấy như thế nào về sự bất công. Liệu họ có thể tiến hành ngay lập tức những hành vi bạo lực không ?
6. Sự tức giận như là 1 chiến lược đàm phán.
tức giận có thể là 1 cách hợp pháp để có những gì bạn muốn. Có 1 vài bằng chứng cho thấy sự tức giận có thể được sử dụng như là 1 chiến lược đàm phán, nhưng nó phức tạp hơn vậy. Bạn không thể cứ điên tiết lên và kỳ vọng đạt được mọi điều bạn muốn. Sự tức giận có hiệu quả nhất khi nó xứng đáng, hợp lý, nếu bạn xuất hiện với vẻ ngoài mạnh mẽ, uy lực và khi quyền lựa chọn của phía bên kia bị giới hạn.