Nghiên cứu cho thấy chúng ta giống nhau nhiều hơn chúng ta nghĩ
Khi nói đến hành vi của đàn ông và phụ nữ trong các mối quan hệ, đa số mọi người có một quan điểm - và thường là về hai giới khác biệt nhau như thế nào. Nhưng nghiên cứu nói gì với chúng ta về việc đàn ông và phụ nữ hành xử như thế nào trong các mối quan hệ tình cảm? Thường thì họ giống nhau nhiều hơn chúng ta nghĩ, và những giả định phổ biến của chúng ta là sai lầm.
Hãy xem xét 6 điều hoang đường phổ biến sau:
1. Phụ nữ lãng mạn hơn đàn ông.
Khi phần lớn tiểu thuyết lãng mạn và những bộ phim lãng mạn nhắm đến những độc giả nữ, thì khó mà tin rằng đàn ông trong thực tế có một quan điểm lãng mạn về tình yêu hơn phụ nữ. Thang đo về chủ nghĩa lãng mạn được dùng nhiều, Romantic Beliefs Scale, yêu cầu mọi người đánh giá họ đồng ý đến mức độ nào với những câu như "Sẽ chỉ có một tình yêu đích thực đối với tôi" và "Nếu tôi yêu một ai đó, thì tôi biết mình có thể làm mối quan hệ tiến triển, mặc cho bất kỳ chướng ngại nào." Nhưng hoá ra đàn ông thường ghi nhiều điểm hơn phụ nữ trong thang đo này.(1) Đàn ông cũng có nhiều khả năng tin vào quan điểm lãng mạn của "yêu từ cái nhìn đầu tiên" hơn phụ nữ. 2,3
2. Sự quyến rũ về ngoại hình của một người bạn đời là quan trọng với đàn ông nhiều hơn với phụ nữ.
Điều hoang đường này dựa trên một hạt nhân chủ yếu của sự thật: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, khi đàn ông và phụ nữ được hỏi những phẩm chất nào mà họ ưa thích hơn ở một người bạn tình, thì đàn ông đánh giá sự quyến rũ ngoại hình quan trọng hơn là phụ nữ. 4 Tuy nhiên, sự xem xét kỹ lưỡng dữ liệu này đã tiết lộ cả đàn ông và phụ nữ cho rằng vẻ ngoài là quan trọng, có điều đàn ông đánh giá nó cao hơn phụ nữ. Trong một nghiên cứu, đàn ông và phụ nữ đánh giá một loạt phẩm chất ở những bạn tình tiềm năng.5 Về trung bình, đàn ông đánh giá ngoại hình là phẩm chất quan trọng hàng thứ tư; còn phụ nữ đánh giá nó quan trọng hàng thứ sáu. Vì vậy, cả hai giới đèu đánh giá cao ngoại hình, nhưng không đánh giá nó quan trọng hàng đầu.
Nhưng dữ liệu này chỉ nói về việc đàn ông và phụ nữ tuyên bố họ đang tìm kiếm điều gì. Nghiên cứu nói gì về kiểu người mà đàn ông và phụ nữ trong thực tế chọn để hẹn hò? Trong một nghiên cứu cổ điển về sự quyến rũ liên nhân cách, các sinh viên đại học được ghép cặp ngẫu nhiên cho các cuộc hẹn hò, và đối với đàn ông và phụ nữ, sự quyến rũ ngoại hình là yếu tố chính dự đoán liệu họ có hứng thú hẹn hò với ai đó lần thứ hai hay không.6 Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu xem xét những sở thích của các sinh viên đại học tham gia trong một sự kiện hẹn hò-nhanh. Trước những cuộc hẹn hò nhanh của họ, các sinh viên đánh giá về những phẩm chất khác nhau sẽ có tầm quan trọng như thế nào trong việc đưa ra sự lựa chọn của họ, và những khác biệt về giới (được mong đợi) đã xuất hiện, khi phụ nữ đánh giá về sự quyến rũ ngoại hình ở bạn tình là kém quan trọng hơn ở đàn ông. Nhưng khi các nhà nghiên cứu xem xét những người tham gia trong thực tế đã chọn ai trong suốt sự kiện, thì sự khác biệt về giới biến mất: Cả đàn ông và phụ nữ ưa thích những đối tác quyến rũ về ngoại hình hơn, và không có sự khác biệt giới trong vấn đề vẻ ngoài ảnh hưởng đến những lựa chọn của họ nhiều như thế nào.7
Như vậy, cả đàn ông và phụ nữ đều đánh giá cao sự quyến rũ ngoại hình, và đàn ông đánh giá nó cao hơn - nhưng không cao hơn quá nhiều - và sự xem xét về những lựa chọn hẹn hò trong thực tế cho thấy cả hai giới đều bị say mê bởi vẻ ngoài ngang nhau.
3. Phụ nữ không thích tình dục ngẫu hứng
Nhiều nghiên cứu ban đầu về những khác biệt giới trong việc kết đôi thực sự ủng hộ điều hoang đường này.8,9 Dù, nhìn chung, đàn ông hứng thú hơn - và sẵn sàng chấp nhận những lời đề nghị về - tình dục ngẫu hứng, thì sự không hứng thú với tình dục ngẫu hững của phụ nữ từng bị đánh giá thấp.
Điều này xảy ra vì 2 lý do:
Phụ nữ không được xã hội chấp nhận nếu thú nhận thích tình dục ngãu hứng. Do đó, trong các khảo sát hỏi đàn ông và phụ nữ họ từng có bao nhiêu đối tác tình dục, nhiều nhà nghiên cứu suy đoán rằng đàn ông có xu hướng phóng đại và phụ nữ có xu hướng đánh giá thấp số lượng bạn tình mà họ từng có, tạo ấn tượng sai lầm rằng đàn ông có nhiều đối tác tình dục hơn.10 Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu gắn máy phát hiện nói dối với một số người tham gia, và hỏi họ về lịch sử tình dục của họ.11 Những người tham gia không được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối thì đưa ra những câu trả lời thông thường, được xã hội chấp nhận, đàn ông thì thông báo có nhiều bạn tình hơn phụ nữ. Nhưng với những người nghĩ rằng sự lừa dối của họ có thể bị phát hiện, thì phụ nữ thực sự thông báo có hơi nhiều đối tác hơn đàn ông.
Đối với những phụ nữ thích tình dục ngẫu hứng thì hoàn cảnh cần phải thích hợp; không phải là phụ nữ không thích tình dục ngãu hứng, mà họ kén chọn người để hẹn hò hơn. Conley xem xét những đặc điểm về hoàn cảnh cụ thể có thể ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia vào tình dục ngẫu hứng ở phụ nữ.12 Khi bà yêu cầu các đối tượng xem xét những tình huống giả thuyết - như một lời đề nghị tình dục một đêm từ một người nổi tiếng hoặc từ một người bạn bị đồn là "giỏi chuyện ấy" - các phụ nữ cũng giống như đàn ông, cho thấy sự sẵn sàng chấp nhận đề nghị của những đối tác quyến rũ cao. Bà cũng hỏi những người đó về những trải nghiệm quá khứ của họ khi nhận được lời đề nghị tình dục ngẫu hứng. Bà phát hiện thấy, nhất quán với nghiên cứu trước, phụ nữ có nhiều khả năng hơn đàn ông thông báo là từng từ chối những lời đề nghị đó, nhưng yếu tố dự đoán tốt nhất về việc liệu phụ nữ có chấp nhận lời đề nghị đó hay không đó là năng lực tình dục của người đàn ông. Như trong những kịch bản giả thuyết, phụ nữ cho thấy một sự sẵn sàng tham gia vào một cuộc tình dục ngẫu hứng…với một ai đó xứng đáng với điều ấy.
Nghiên cứu nổi tiếng nhất thiết lập có ý nói về sự thiếu hứng thú của phụ nữ với tình dục ngẫu hứng dựa trên một tình huống ở đó họ được gạ gẫm tham gia vào tình một đêm bởi một người lạ. Nhưng nghiên cứu chỉ ra những cuộc tình một đêm trong thực tế là kiểu tình dục ngẫu hứng ít phổ biến nhất. Những cuộc tình dục ngẫu hứng có nhiều khả năng xảy ra trong bối cảnh của những mối quan hệ hẹn hò bình thường, trong tình bạn, hoặc những cuộc tình một đêm với người yêu cũ.13,14
4. Đàn ông và phụ nữ về cơ bản có những tính cách và định hướng khác nhau đối với các mối quan hệ
Điều hoang đường này thường được làm sống mãi bởi truyền thông đại chúng. Trong cuốn sách bán chạy, Men Are From Mars, Women Are From Venus, (Đàn ông đến từ sao hoả, đàn bà đến từ sao kim) John Gray cho rằng đàn ông và phụ nữ quá khác biệt nhau, họ có thể đến từ những hành tinh khác nhau. Sự thật là, những khác biệt về giới trong đa số các lĩnh vực là tương đối nhỏ, và có nhiều sự khác biệt giữa cá nhân con người hơn là giữa các giới.15 Và chỉ vì một sự khác biệt giới là “quan trọng tĩnh” không có nghĩa rằng nó lớn, đơn giản là có một sự khác biệt xác thực, về trung bình. Ví dụ, đàn ông cao hơn phụ nữ, về trung bình, nhưng cũng có nhiều sự gối lên nhau trong chiều cao của đàn ông và phụ nữ - và có nhiều phụ nữ cao hơn đàn ông. Và đa số những khác biệt giới trong tính cách là nhỏ hơn nhiều so với những khác biệt giới trong chiều cao. Sự thật là, điều đàn ông và phụ nữ muốn trong các mối quan hệ là rất giống nhau: ví dụ, cả đàn ông và phụ nữ đều đánh giá sự tử tế, một tính cách thú vị, và trí thông minh là 3 phẩm chất quan trong nhất ở một người bạn tình.5
Chỉ tập trung vào những khác biệt giới khi cư xử với bạn tình của chúng ta có xu hướng đơn giản hoá quá mức sự việc và phóng đại sự thật, dẫn đến ít hiểu về người kia.16
5. Đàn ông và phụ nữ có những cách xử lý xung đột khác biệt nhau về cơ bản.
Phần lớn nghiên cứu cho rằng đàn ông và phụ nữ không có sự khác biệt đáng kể trong những phản ứng của họ trước sự xung đột trong mối quan hệ.17 Nhưng có một hạt nhân của sự thật ở điều hoang đường này: Một số cặp vợ chồng tham gia vào một kiểu mẫu xung đột tiêu cực "đòi hỏi/ né tránh", trong đó một người, người đòi hỏi, nêu ra một vấn đề và khăng khăng đòi thảo luận về nó, trong khi người kia thì rút lui và né tránh thảo luận. Người đòi hỏi càng thúc ép về một vấn đề, thì người né tránh càng rút lui, chỉ khiến người đòi hỏi trở nên kiên quyết thảo luận về vấn đề hơn, và tạo ra một chu kỳ luẩn quẩn khiến cả hai đều thất vọng.18 Và khi kiểu mẫu này xảy ra, có nhiều khả năng phụ nữ là một người đòi hỏi.19
Nhưng ngay cả ngoại lệ này có thể liên quan nhiều đến những động lực quyền lực hơn là sự khác biệt giới. Trong một số nghiên cứu, các cặp vợ chồng từng được yêu cầu thảo luận về một vấn đề trong mối quan hệ của họ. Đôi lúc, họ được yêu cầu thảo luận về một điều gì đó mà người phụ nữ muốn thay đổi; những lúc khác, họ được yêu cầu làm ngược lại. Một số nhà nghiên cứu đã khám phá ra, yếu tố chính quyết định ai là người đòi hỏi và ai là người né tránh không phải là giới tính, mà đó là ai muốn sự thay đổi. Khi vấn đề nằm bên dưới cuộc thảo luận là một sự thay đổi mà người phụ nữ muốn, thì phụ nữ có thể đóng vai người đòi hỏi; khi vấn đề là một sự thay đổi mà người đàn ông muốn, thì các vai là ngược lại, hoặc chúng ta nhận thấy kiểu mẫu chỉ khi vấn đề là một điều gì đó mà phụ nữ muốn thay đổi.21
Vậy, tại sao sự khác biệt giới nhất quán trong nghiên cứu trước? Người muốn thay đổi thường là người có ít quyền lực trong mối quan hệ, trong khi đối tác của anh/ cô ấy thì muốn duy trì tình trạng hiện tại. Trong xã hội chúng ta, đàn ông theo truyền thống có nhiều quyền lực trong các mối quan hệ hơn phụ nữ, vì vậy phụ nữ thường thấy bản thân họ như là người thúc ép sự thay đổi. Động lực này là sự thay đổi. Nhưng ngay cả khi quyền lực không thay đổi, phụ nữ chọn nêu ra vấn đề vì họ muốn sự thay đổi, không phải vì họ xử lý xung đột khác biệt với đàn ông.
6. Bạo hành thân thể trong các mối quan hệ gần như luôn luôn là do đàn ông gây ra.
Khi mọi người nghĩ về một nạn nhân bị bạo lực gia đình, đa số ngay lập tức mường tượng về một người phụ nữ. Và sự thật là những tổn thương mà những nạn nhân nữ bị bạo hành chịu đựng có xu hướng trầm trọng hơn những tổn thương ở nạn nhân nam, và những vụ bạo hành do đàn ông gây ra có có khả năng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. 22,23,24. Tuy nhiên, đàn ông cũng thường xuyên là nạn nhân của bạo lực gia đình. Trong một khảo sát gần đây với những người trưởng thành người Anh, họ phát hiện thấy khoảng 40% các nạn nhân bị bạo lực gia đình là nam.25 Trong một cuộc khảo sát toàn quốc ở Mĩ, họ phát hiện thấy 12.1% phụ nữ và 11.3% đàn ông thông báo rằng họ từng có một hành động bạo lực đối với bạn đời của họ trong năm qua.26 Những nghiên cứu khác phát hiện thấy phụ nữ cũng như đàn ông có thể khởi xướng hành vi bạo lực với bạn đời của họ.27 Chính thành kiến cho rằng đàn ông không thể trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, và những nỗi sợ bị kỳ thị thường làm đàn ông nhụt chí không dám khai báo về việc bạo hành hoặc tìm kiếm sự trợ giúp.28 Nhưng đàn ông có thể là nạn nhân của bạo hành thân thể, ngay cả nếu sự bạo hành ít nghiêm trọng.
Đưa ra các quyết định về mối quan hệ của bạn dựa trên những định kiến giới là tiêu cực. Một số định kiến giới hoàn toàn sai, ngay cả nếu chúng có chút sự thật, thì chúng vẫn có xu hướng thổi phồng sự thật đó, và không có tính xây dựng trong việc giải quyết với những cá nhân độc đáo mà chúng ta có mối quan hệ với họ.
References
1 Sprecher, S., & Metts, S. (1989). Development of the 'Romantic Beliefs Scale' and examination of the effects of gender and gender-role orientation. Journal of Social and Personal Relationships, 6(4), 387-411. doi:10.1177/0265407589064001
2 Hatfield, E., & Sprecher, S. (1986). Measuring passionate love in intimate relationships. Journal of Adolescence, 9(4), 383-410. doi:10.1016/S0140-1971(86)80043-4
3 Northrup, C., Schwartz, P., & Witte, J. (2013). The normal bar: The surprising secrets of happy couples and what they reveal about creating a new normal in your relationship. New York, NY: Crown Publishing Group.
4 Feingold, A. (1990). Gender differences in effects of physical attractiveness on romantic attraction: A comparison across five research paradigms. Journal of Personality and Social Psychology, 59, 981-993. doi: 10.1037/0022-3514.59.5.981
5 Buss, D. M., & Barnes, M. (1986). Preferences in human mate selection. Journal of Personality and Social Psychology, 50, 559-570. doi: 10.1037/0022-3514.50.3.559
6 Walster, E., Aronson, V., Abrahams, D., & Rottman, L. (1966). Importance of physical attractiveness in dating behavior. Journal of Personality and Social Psychology, 4(5), 508-516.
7 Eastwick, P. W., & Finkel, E. J. (2008). Sex differences in mate preferences revisited: Do people know what they initially desire in a romantic partner?. Journal of Personality and Social Psychology, 94(2), 245-264. doi:10.1037/0022-3514.94.2.245
8 Clark, R. D., & Hatfield, E. (1989). Gender differences in receptivity to sexual offers. Journal of Psychology & Human Sexuality, 2(1), 39-55. doi:10.1300/J056v02n01_04
9 Laumann, E. O., Gagnon, J. H., Michael, R. T., Michaels, S. (1994). The social organization of sexuality: Sexual practices in the United States. Chicago: University of Chicago Press.
10 Willetts, M. C., Sprecher, S., & Beck, F. D. (2004). Overview of sexual practices and attitudes within relational contexts. In J. H. Harvey, A. Wenzel, S. Sprecher (Eds.), The handbook of sexuality in close relationships (pp. 57-85). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates Publishers.
11 Alexander, M. G., & Fisher, T. D. (2003). Truth and consequences: Using the bogus pipeline to examine sex differences in self-reported sexuality. The Journal of Sex Research, 40, 27-35. doi: 10.1080/00224490309552164
12 Conley, T. D. (2011). Perceived propose personality characteristics and gender differences in acceptance of casual sex offers. Journal of Personality and Social Psychology, 100, 309-329. doi:10.1037/a0022152
13 Herbenick, D., Reece, M., Schick, V., Sanders, S. A., Dodge, B., & Fortenberry, J. D. (2010). An event-level analysis of the sexual characteristics and composition among adults ages 18 to 59: Results from a national probability sample in the United States. Journal of Sexual Medicine, 7 Suppl 5, 346-361. doi:10.1111/j.1743-6109.2010.02020.x.
14 Walsh, J. L., Fielder, R. L., Carey, K. B., & Carey, M. P. (2014). Do alcohol and marijuana use decrease the probability of condom use for college women? Journal of Sex Research, 51, 145-158. doi:10.1080/00224499.2013.821442
15 Schwartz, P. & Rutter, V. (1998). The gender of sexuality. Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press.
16 Miller, R. (2012). Intimate relationships (6th ed). New York, NY: McGraw-Hill.
17 Gayle, B. M., Preiss, R. M., & Allen, M. (2002). A meta-analytic interpretation of intimate and non-intimate interpersonal conflict. In M. Allen, R. W. Preiss, B. M. Gayle, & N. A. Burrell (Eds.), Interpersonal communication research: advances through meta-analysis (pp. 345-368). Mahwah, NJ: Erlbaum.
18 Caughlin, J. P., & Huston, T. L. (2002). A contextual analysis of the association between demand/withdraw and marital satisfaction. Personal Relationships, 9, 95-119. doi: 10.1111/1475-6811.00007
19 Christensen, A., & Heavy, C. (1993). Gender differences in marital conflict: The demand/withdraw interaction pattern. In S. Oskamp & M. Costanzo (Eds.), Gender issues in contemporary society (pp. 113-141). Newbury Park, CA: Sage.
20 Klinetob, N. A., & Smith, D. A. (1996). Demand-withdraw communication in marital interaction: Tetss of interpersonal contingency and gender role hypotheses. Journal of Marriage and the Family, 58, 945-957.
21 Christensen, A. & Heavy, C. L. (1990). Gender and social structure in the demand/withdraw pattern of marital conflict. Journal of Personality and Social Psychology, 59, 73-81. doi:10.1037/0022-3514.59.1.73
22 Archer, J. (2002). Sex differences in physically aggressive acts between heterosexual partners: A meta-analytic review. Aggression and Violent Behavior, 7, 313-351. doi: 10.1016/S1359-1789(01)00061-1
23 Houry, D., Rhodes, K. V., Kemball, R. S., Click, L., Cerulli, C., McNutt, L., & Kaslow, N. J. (2008). Differences in female and male victims and perpetrators of partner violence with respect to WEB scores. Journal of Interpersonal Violence, 23(8), 1041-1055. doi:10.1177/0886260507313969
24 Johnson, M. P., & Leone, J. M. (2005). The differential effects of intimate terrorism and situational couple violence: Findings from the National Violence Against Women Survey. Journal of Family Issues, 26, 322-349. doi: 0.1177/0192513X04270345
25 Parity-UK (2010). Domestic violence: The male perspective. http://www.parity-uk.org/RSMDVConfPresen...sion3A.pdf
26 Hampton, R. L., Gelles, R. J., & Harrop, J. W. (1989). Is violence in black families increasing? A comparison of 1975 and 1985 national survey rates. Journal of Marriage and Family, 51, 969-980.
27 Strauss, M. A. (1999). The controversy over domestic violence by women: A methodological, theoretical, and sociology of science analysis. In. X. B. Arriaga & S. Oskamp (Eds.), Violence in intimate relationships (pp. 17-44). Thousand Oaks, CA: Sage.
28 Tsui, V., Cheung, M., & Leung, P. (2010). Help-seeking among male victims of partner abuse: men's hard times. Journal of Community Psychology, 38, 769-780. doi: 10.1002/jcop.20394
Rubi dịch