1. Chạm vào thóp trẻ sơ sinh sẽ gây tổn thương cho não bé
Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).
2. Cần phải tắm hàng ngày cho bé
Các mẹ cần biết rằng, việc lạm dụng cho bé sơ sinh quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tổn hại cho làn da mỏng manh của bé. Mẹ nên nhớ rằng da bé lúc này rất mỏng manh và siêu nhạy cảm. Xà phòng hay sữa tắm chuyên dùng cho bé cũng vẫn chứa những chất khiến da bé bị khô và dị ứng và khiến các bé gãi dễ bị bệnh viêm đường tiết niệu.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, trong một tuần mẹ chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 đến 3 lần là đủ. Còn những ngày bình thường, mẹ chỉ nên dùng nước ấm lau vùng cổ, bẹn, nách bé để vệ sinh cho bé.
3. Để trẻ sơ sinh ngủ qua đêm
Theo các chuyên gia Nhi khoa, trong một vài tuần đầu, bé cần ăn liên tục gần như 2 -3 giờ một lần. Vì thế, có những khi như thế mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho bé bú. Việc đánh thức bé đang ngủ không những chẳng sao cả, mà còn là điều quan trọng mà các mẹ cần làm để bé có được cân nặng mạnh khỏe và phát triển một cách toàn diện nhất. Nhưng các mẹ nên lưu ý rằng, một khi bé đã đạt đủ cân nặng cần thiết, phù hợp với sự phát triển của mình, mẹ có thể để bé ngủ vào buổi tối bao nhiêu tùy bé mà không cần đánh thức bé dậy để cho bé bú. Lúc đó, các mẹ chỉ cần bảo đảm cho bé bú thường xuyên và đầy đủ vào ban ngày.
4. Có thể cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc
Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.
5. Khi trẻ khóc thì không nên bế vì như thế sẽ khiến con quen hơi mẹ
Theo các chuyên gia, nếu để trẻ khóc quá lâu có thể ảnh hưởng đến trí não của con. Những trẻ khóc dai dẳng và kéo dài có thể gây tăng huyết áp trong não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông, có nguy hiểm lớn đến não của trẻ. Vì thế các mẹ không nên làm ngơ trước mỗi lần bé khóc.
Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/5-sai-lam-khi-cham-soc-tre-so-sinh-detail.htm