Nhắc đến thể loại RPG ta thường nhớ ngay đến serie
Final Fantasy (FF) của Nhật Bản. Nhưng Nhật Bản không phải quốc gia duy nhất phát triển thể loại này, các nước phương Tây đã thiết kế RPG từ lâu và thu được những thành công không hề nhỏ. Vậy có điểm khác biệt nào giữa RPG Nhật (JRPG) và RPG phương Tây (WRPG)? Bài viết dưới đây sẽ điểm qua những khác biệt cơ bản đó.
[size=3]Khác biệt về nhân vật[/size] Đây là điểm khác biệt đặc trưng giữa nhất, trong JRPG người chơi thường nhập vai một ninja huyền thoại hoặc một samurai siêu đẳng, nói chung là hơn người. Thường thường thì họ sẽ một mình hoặc cùng với những người bạn cùng nhau chống lại cái ác hoặc thế lực xấu xa nào đó.
Đối với WRPG, thường thì người chơi chỉ là người bình thường, trên đường phiêu lưu họ sẽ học được những kĩ năng, tuyệt chiêu. Về mặt này RPG phương tây thường nghiêng về gần với đời sống, còn JRPG lại nghiêng về thần thoại, có chút siêu nhiên.
Ngoài ra một điểm thường thấy ở những WRPG chính là những nhân vật nữ, họ thường ăn mặc sexy hơn. Tuy nhiên khuynh hướng này dần dần cũng xuất hiện trong JRPG.
[size=3]Vũ khí tối thượng[/size] Những vũ khí tối thượng trong JRPG thường là
kiếm hoặc một dạng lai giữa súng và kiếm (như thanh gunblade của Squall) nhưng chung quy đền có dạng kiếm. Ngược lại phương Tây thường chuộng súng hơn, súng càng to bắn nhanh hoành tráng càng tốt.
Cũng có ý kiến cho rằng khi cầm kiếm xoáy skill trông đẹp mắt hơn, hơn nữa cận chiến kiếm sát thương rất cao, đòi hỏi kĩ thuật của người dùng. Còn súng cứ đứng ra mà nả, cứ nhắm mục tiêu mà nhả đạn, hi vọng trúng nó càng nhiều càng tốt.
Điều này cũng minh chứng một điều người Châu Á thường chuộng cái đẹp, mĩ quan hơn trong khi người phương Tây thường thích hiệu quả trực tiếp do vũ khí đó mang lại.
[size=3]Nhân vật phản diện[/size] Hiếm khi nào trong WRPG kẻ xấu được thiết kế đẹp mắt. Đã xấu thì phải đóng vai ác. Chúng có thể là tên khủng bố cụt một tay, được thay bằng một cái cưa hoặc một chú ngoài hành tinh 3 chân 5 mắt.
Ngươc lại với JRPG, kẻ xấu chừng nào thường đẹp trai chết người chừng nấy. Sephiroth là ví dụ điển hình. Được mệnh danh là chiến binh mạnh nhất, anh sỡ hữu mái tóc bạch kim dài lãng tử, tính cách lạnh lùng.
Hiếm khi nào thấy được một nhân vật phản diện xinh tươi trong WRPG.
[size=3]Trai đẹp[/size] Khác biệt này nguyên nhân chính chắc chắn lỗi do Square Enix. Khi phỏng vấn một gamer đã từng chinh chiến trong rất nhiều game RPG, với câu hỏi khác biệt lớn nhất giữa WRPG và JRPG là gì? Anh ta trả lời vỏn vẹn 2 từ:
trai đẹp.
Mà xét lại cũng không có gì quá đáng, chúng hãy điểm qua vài “trai đẹp” trong các JRPG xem sao.
- Kain, Jansen trong Lost Odyssey
- Nam chính trong Final Fantasy (Nhân nhượng cho Squall 1 tí mặc dù trán có sẹo)
- Yuki trong Grandia III
- Ryu trong Breath of Fire,
- …nhiều quá kể không hết.
[size=3]Chủ nghĩa cá nhân[/size] Về cơ bản, WRPG lúc nào cũng xem người chơi như trung tâm vũ trụ. Bạn là nhất, không ai qua mặt bạn. Do đó hầu hết nội dung game đa phần liên quan đến nhân vật chính nhiều hơn. Ví dụ trong Baldur’s Gate, bạn tạo tự tạo ra nhân vật chính, chọn class, tinh chỉnh vẻ ngoài. WRPG tạo điều kiện cho người chơi làm bất kỳ thứ gì họ muốn. Không có quy luật / áp đặt nào trong hành động. Bạn thích đi đâu / làm gì kệ xác bạn. Điều này dễ thấy nhất trong serie game Fallout (ngoại trừ Fallout Tactic) và dần trở thành khuynh hướng trong thời đại ngày nay.
Chiêu combo Triblaster trong Phantasy-Star Với JRPG, game đưa bạn vào thế giới
của nhân vật, nói chính xác hơn là bạn
đóng vai nhân vật đó. Hầu hết những JRPG đầu tiên đều khuyến khích người chơi khám phá thế giới rộng lớn nhưng đến khi FF7 ra đời, game tập trung nhiều hơn vào những tình tiết, sự kiện liên quan đến cốt truyện, cuốn người chơi vào vòng xoáy cuộc sống của nhân vật. Bạn trở thành một người khác và nhìn thế giới qua con mắt của họ. Do đó đây cũng là nguyên nhân chính khiến lý giải tại sao JRPG thường có góc nhìn người thứ ba.
Điểm khác biệt này có lẽ xuất phát từ nên văn hoá và cách suy nghĩ của các nước. Người Mĩ thường có cái tôi rất lớn. Họ tin vào bản thân mình và không thích bị ép buộc. Người chơi được tự do làm bất kỳ điều gì họ nghĩ ra, họ nghĩ họ làm được. Trong khi đó với nền văn hoá Châu Á, đặc biệt với Nhật Bản. Ngay từ khi sinh ra đời họ đã được dạy cho tư tưởng sức mạnh cá nhân không quan trọng bằng tập thể, con người phải liên tục cố gắng. Do đó cốt truyện thường kéo người chơi vào một cuộc chiến nào đó mà người chơi là một trong những người tham gia cuộc chiến đó, tìm kiếm những người bạn cùng chí hướng và muốn hoàn thành phải có sức mạnh tập thể. Có lẽ sẽ dễ dàng hơn khi đóng vai một ai đó hơn là trở thành một ai đó.
Nguồn: omgrpg