[size=6]Mã độc Android đang tăng mạnh. Trong chỉ riêng nửa sau của năm 2012, hãng bảo mật Bitdefender đã phát hiện ra mã độc Android tăng vọt lên 292% so với nửa đầu của năm. Điều này đang đặt ra mối đe doạ cho hàng triệu người dùng smartphone Android trên toàn cầu.[/size]
[justify] [/justify]
[justify]Mã độc Android ngày càng trở nên tinh vi và khó phát hiện hơn do người dùng bình thường ít chú ý đến vấn đề bảo mật. Rất may, có một số dấu hiệu mà người dùng bình thường cũng có thể áp dụng để phát hiện ra mã độc trên máy của mình.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]1. Pin bỗng nhiên nhanh hết [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thông thường, sau một thời gian đã sử dụng quen máy, người dùng thường có thể ước lượng được thời lượng pin của máy là bao lâu với các hoạt động sử dụng smartphone hàng ngày của họ, đặc biệt khi họ không dùng quá nhiều các ứng dụng ngốn pin. Mã độc sẽ lộ diện khi pin của máy đột ngột nhanh cạn kiệt hơn bình thường. Đó thường là vì các loại mã độc như spam khiến một lượng quảng cáo xuất hiện nhiều bất thường trong các ứng dụng mà người dùng sử dụng. Những quảng cáo này liên tục xuất hiện sẽ tác động mạnh mẽ đến thời lượng pin của máy.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Dù mã độc có ẩn nấp hay giả vờ làm một ứng dụng thông thường thì việc máy bỗng nhiên ngốn nhiều pin hơn bình thường cũng là dấu hiệu cho thấy smartphone của bạn đã bị lây nhiễm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]2. Cuộc gọi bị rớt hoặc kém chất lượng[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mã độc di động có thể ảnh hưởng đến các cuộc gọi đi và đến. Cuộc gọi bị rớt hoặc có những trục trặc lạ thường trong suốt cuộc hội thoại có thể là dấu hiệu cho thấy mã độc tồn tại trong máy. Nếu lỗi không phải là do chất lượng mạng của nhà mạng, thì rất có thể đó là vì mã độc, hoặc có thể ai đó hay cái gì đó đang cố tình nghe lén cuộc gọi của bạn hoặc có những hành vi đáng ngờ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]3. Hoá đơn điện thoại tăng vọt bất thường[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mã độc Android thường lây nhiễm vào các thiết bị và bắt đầu gửi tin nhắn (SMS) đến các số điện thoại dịch vụ mất nhiều tiền. Những ảnh hưởng này rất dễ nhận ra trong hoá đơn điện thoại của bạn, nhưng không phải tất cả các chương trình mã độc đều thể hiện rõ sự tham lam của chúng. Chúng có thể chỉ gửi 1 SMS/tháng để tránh bị nghi ngờ, hoặc tự gỡ ra sau khi đã khiến bạn mất một khoản tiền kha khá. Dù bạn dùng gói cước trả sau hàng tháng hay trả trước, kiểm tra hoá đơn có thể giúp bạn phát hiện ra những loại mã độc gửi tin nhắn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]4. Dữ liệu tăng đột biến[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mã độc lấy trộm dữ liệu từ thiết bị của bạn sang một bên thứ ba thường bị phát hiện ra khi bạn kiểm tra gói cước dữ liệu. Những thay đổi lớn trong thói quen tải lên, tải xuống thể hiện trên hoá đơn gói cước dữ liệu của bạn có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó hay cái gì đó đang kiểm soát thiết bị của bạn. Thiết lập ứng dụng kiểm soát lưu lượng dữ liệu có thể giúp phát hiện ra thiết bị của bạn có bị nhiễm mã độc hay không, nó cũng giúp bạn kiểm soát được gói cước của mình.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]5. Smartphone hoạt động chậm hẳn[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Phụ thuộc vào các đặc điểm phần cứng của máy, sự lây nhiễm mã độc có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng trong hiệu năng máy, khi nó cố gắng đọc, viết hoặc tung dữ liệu trong smartphone của bạn ra. Bất kỳ ai từng có máy tính bị nhiễm mã độc sẽ rất hiểu điều này. Hãy thử tưởng tượng khi bạn phải khởi động lại máy mấy lần liền trong một ngày vì mã độc đang chạy ngầm trong máy bạn tiêu tốn quá nhiều sức mạnh xử lý của máy, khiến các ứng dụng không thể chạy như bình thường. Vì thế, smartphone bỗng nhiên chạy chậm rì cũng là một dấu hiệu cho thấy mã độc có thể đã xuất hiện trên thiết bị của bạn. Kiểm tra RAM (Random Access Memory) hoặc sức tải CPU có thể phát hiện ra những mã độc đang chạy trên thiết bị của bạn.[/justify]