Lần lượt có tới 4 người vợ, phiên tòa xử anh chồng tội vi phạm chế độ một vợ một chồng đã trở nên náo loạn vì cuộc chiến của các bà vợ.
Các bà vợ “đại náo” chốn pháp đình
Vị thẩm phán Nguyễn Đình Phúc, cán bộ TAND TP Hà Nội đã nhiều năm trong nghề nhưng có lẽ ông khó có thể quên được phiên xử đặc biệt hôm đó, khi ông còn đang công tác ở Quảng Ninh.
Quê ở Vĩnh Phúc, người đàn ông tên H. lấy một người vợ hợp pháp ở quê rồi phiêu dạt đến Quảng Ninh, làm công nhân mỏ. Sống xa nhà, không chịu cảnh “thiếu thốn”, người đàn ông này đã lần lượt cắm lên đầu bà vợ quê 3 “cái sừng”.
Điều lạ là ông ta không đẹp trai, cũng chẳng thuộc hàng hoạt ngôn, nhưng không hiểu sao phụ nữ cứ bu lấy ông ta. “Người đàn ông này chỉ có con với những người vợ chẵn. Tức là có con với bà vợ thứ hai và thứ 4”, vị thẩm phán hóm hỉnh kể nói.[/size][/justify]
[size=3][/size] |
[size=3]Những vụ hình sự mà bị cáo vi phạm chế độ một vợ một chồng dù không xảy ra nhiều, nhưng những câu chuyện xung quanh đã khiến người xử án khó có thể quên được và xử sao cho thấu tình đạt lý[/size] |
[justify][size=3]Trong suốt thời trai trẻ của mình, người đàn ông đó cứ lần lượt phụ tình hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác. Ông ta cứ có vợ mới một thời gian thì lại đi “ngoại tình”, rồi khi bị phát hiện thì ông ta lại chạy tới với “người mới”, sống chung như vợ chồng, để rồi sau đó sự tình lại lặp lại.
Ba bà vợ sau của ông H. cùng sống ở Quảng Ninh nên họ có dịp phát hiện ra chuyện và không tránh khỏi những lần đánh ghen loạn xạ.
Rồi một lần, do không chịu nổi tính trăng hoa của ông chồng, bà vợ thứ hai đã câu kết với bà vợ cả để tìm cách dạy cho cô vợ thứ 4 một bài học. Họ hùa nhau làm đơn tố cáo ông H. đã vi phạm chế độ một vợ một chồng, khiến ông phải ra hầu tòa.
Tại tòa án, cô vợ thứ 3 cũng xuất hiện, và khỏi phải nói, cô vợ thứ ba này đã nhanh chóng đứng về phe bà vợ cả và cô vợ hai để chống lại người “chồng chung” đang hưởng hạnh phúc với cô vợ thứ 4.
“Vậy là phiên tòa hôm đó biến thành cuộc chiến của các bà vợ. Các bà đều không hiểu hết quyền của mình tới đâu nên cứ mồm năm miệng mười khẩu chiến với nhau, bu lấy cô vợ thứ 4 mà đánh ghen”, ông Phúc kể lại.
Phiên tòa hỗn loạn đó khiến vị chủ tọa phải khó nhọc để giữ trật tự phiên tòa. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng” đó, cô vợ thứ 4 còn mang cả đứa con nhỏ của mình ra để “uy hiếp” ba bà vợ còn lại.
Bị ba bà vợ xông vào “chiến”, cô vợ thứ 4, lôi con nhỏ ra, túm hai chân, dốc ngược đầu đứa bé lên để “thị uy”, hòng làm ba bà vợ còn lại phải chùn bước. Vụ việc xảy ra đã lâu ở Quảng Ninh và người đàn ông cố tình kết hôn bừa bãi đó cuối cùng đã phải nhận mức án tù giam.
Điều gì chờ đợi những ông chồng nhiều vợ?
Những vụ hình sự mà bị cáo vi phạm chế độ một vợ một chồng dù không xảy ra nhiều, nhưng những câu chuyện xung quanh đã khiến người xử án khó có thể quên được và xử sao cho thấu tình đạt lý, giải thích để người trong cuộc hiểu quả cũng không hề đơn giản.
Ông Phúc cho hay, theo Điều 147, tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát,v.v… Ngoài ra, người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình thì tại Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
[/size][/justify]