Vũ trụ bao la còn biết bao điều bí ẩn. Bạn có muốn chiêm ngưỡng 11 trong vô số khoảnh khắc kỳ diệu đó không?
1. Chòm sao V838 Monoceroti vụt sáng chói
Thực sự không có gì đặc biệt từ lúc nó xuất hiện, và chòm sao V838 Monoceroti chỉ đơn giản là nằm trong sự tối tăm, bao la của khoảng không vũ trụ cho đến năm 2002, nó đột nhiên rực sáng. Thậm chí còn sáng chói rực rỡ hơn Mặt Trời của chúng ta những 600,000 lần. (!) Tuy vậy, V838 Monoceroti không duy trì được lâu, bởi ngay sau đó nó đã trở lại với bóng tối. Rất may mắn là khính viễn vọng Hubble đã kịp ghi lại được vài tấm ảnh giá trị của nó trong giai đoạn huy hoàng nhất.
Trong chuỗi những bức ảnh này, bạn hãy để ý đến là các lớp ngoài của nó cứ như bị bật, tróc ra. Nhưng rồi sau đó bị cắt bởi những lớp sóng bức xạ siêu mạnh từ chòm sao. Thậm chí trong suốt quá trình bành trướng,chòm sao căng phồng ra nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng, và hệ quả thực chỉ là hiện tượng ảo giác thiên văn học.
2. Quả trứng tinh vân
Được biết đến với cái tên CRL2688, quả trứng tinh vân phô ra hai vầng sáng kì ảo “ bung ra” từ 1 “cái kén rậm rạp” trong một đám bụi , giống mặt trời. Chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng thoát ra ở những hướng mà “cái kén” ở khoảng cách gần. Những vật thể giống CRL2688 thực sự rất hiếm bởi chúng tồn tại rất ngắn (thường chỉ trong tuần, thời kì chúng phát triển). Quan sát những vật giống CRL2688 sẽ giúp ta rất nhiều trong việc hiểu hơn về những ngôi sao giống như Mặt trời rốt cục cũng sẽ tiêu tan. Nó giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu thiên văn học.
3. Vầng thái dương ở UV
Bề mặt cuả Mặt trời hoạt động tích cực hơn rất nhiều so với những gì mọi người đã nghĩ. Cuộn băng về các tia cực tím này được tàu vũ trụ SOHO cuả NASA ghi lại với những chi tiết sang rất khác thường. Nó cho phép ta thấy sự tiến hóa đầy đủ của Mặt trời trong các trục cuả nó, mà thường phải mất chừng 25 ngày. Trong cuộn băng này bạn có thể nhận thấy rõ những chùm sáng lóe ra từ bề mặt và các vòng có tính từ rất nổi bật dường như đang xoáy tít vào khi chúng di chuyển.
4. Góc vuông tinh vân rực đỏ
Được phát hiện vào năm 2007, đám mây tinh vân đỏ như đá Ruby này lại hóa lại là kết quả của sự tương tác giữa hia vì sao khác biệt. Nếu như 1 ngôi sao sắp tàn thì vật chất từ nó sẽ bị lôi kéo vào trong vùng tròn dẹt xung quanh quĩ đạo cuả cả hai vật thể (ngôi sao). Những vật chất này chỉ có thể thoát khỏi hệ thống các điểm cực của vùng tròn dẹt này này, kết quả là bị dẫn ra ngoài các vì sao. Khi dặt điểm nhìn từ cạnh rìa cuả chúng, ta thấy có vẻ giống như hai tam giác. Tại đây các tia hồng ngoại được nhìn thấy trong hệ thống này. Nó có cấu trúc nhìn gần như là đám mây tinh vân bình thường nhưng trên thực tế thì lại là một đám mây hình chữ nhật đỏ chói luôn. Dù nó không đối xứng cho lắm nhưng đúng là khi nhìn vào thì thật sự rất thú vị, tuyệt đẹp!
5. Đám mây Abell 39
Từ đây chúng ta có thể nhìn thấy gần như hoàn hảo về đám mây này. Abell 39 tọa lạc ở vị trí cách khoảng 7,000 năm ánh sáng so với chòm sao Hercules. Những chấm nhỏ tại vị trí trung tâm của ngôi sao này có vẻ như đã chết, làm giải phóng những lớp khí giãn phồng, có thể nhìn thấy rất rõ tại đây. Và nếu không nhờ có bộ lọc ảnh dùng trong máy chụp thì có lẽ chúng ta sẽ không thấy được những lớp khí mờ ảo này xuất hiện.
6. Những "chiếc nhẫn" của Sao Thổ
Khung cảnh gần như bao quát tuyệt diệu này được tạo ra bởi sự kết hợp của tất cả là 165 hình cảnh được chụp từ camera Cassini với góc quay rộng, trải rộng và được chụp trong gần 3 tiếng đồng hồ vào ngày15/9/2006. Cassini đã được bảo vệ từ ánh sáng Mặt Trời bởi vị trí nó được đặt là ngay sau Sao Thổ. Các cấu trúc vòng tròn này được đã được khám phá khi nó tự dưng sáng bừng lên tại điểm góc quay. May mắn là từ những quan sát, theo dõi trên mà đã cho phép máy Cassini phát hiện ra thêm 2 vòng tròn rất mờ xung quanh Sao Thổ. Thật tuyệt phải không? Bạn hãy thử ngắm nhìn xem chúng đẹp như thế nào nhé! (dù rất mờ)
Còn tiếp…