Trong lịch sử y văn thế giới, có những vụ sống sót kỳ lạ xảy ra ngoài khả năng tưởng tượng của con người. Nó gây ngạc nhiên không chỉ cho người trong cuộc.
[size=4]1.[/size] Isidro Mejia là một công nhân xây dựng 39 tuổi, anh đã sống sót một cách thần kỳ với 6 cái đinh trong đầu. Năm 2004 trong khi đang hoàn thiện mái nhà anh bị ngã với chiếc súng bắn đinh trong tay và chiếc máy đã tự động bắn tới 6 chiếc đinh vào hộp sọ và cột sống của anh. Các bác sĩ của Bệnh viện tại Los Angeles, Mỹ đã mất tới 5 ngày để lấy được hết 6 cái đinh này. Theo họ, anh Mejia đã được cứu sống trong gang tấc, bởi những chiếc đinh này chỉ cách não và dây cột sống vài milimet nữa.
[size=4]2.[/size] Ahad Israfil, sinh năm 1973 là trường hợp duy nhất trên thế giới và được ghi nhận là một trường hợp hiếm gặp của y học. Anh đã thoát chết trong một vụ đọ súng năm 14 tuổi. Vào năm 1987, Ahad Israfil đã bị "thổi bay" nửa bộ não cùng nhiều vết thương trên người, các bác sĩ đã phải tiến hành ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ đồng hồ để giành giật lại sự sống cho anh. Sau đó họ tiếp tục các cuộc phẫu thuật để lấp đầy lại bộ não với một khối silicon và kéo giãn da đầu thành công. Israfil đã trở lại với cuộc sống và đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng danh dự.
[size=4]3.[/size] Năm 1972 khi vừa mới 22 tuổi, cô Vesna Vulovic, nữ tiếp viên hàng không người Nam Tư đã thoát chết sau khi rơi tự do từ độ cao 10.160 m xuống đất do máy bay của cô bị bọn khủng bố cho nổ tung trên bầu trời Croatia. Toàn bộ hành khách và tổ lái đã chết ngoại trừ Vulovic chỉ bị gãy 2 chân. Cô bị liệt nhẹ nhưng rồi cũng đi lại được sau nhiều ca phẫu thuật. Hiện cô vẫn nắm giữ kỷ lục thế giới về thành tích rơi tự do trên 10.000 m… vẫn sống.
[size=4]4.[/size] Đó là ngày định mệnh 8/5/1902, khi núi lửa Pelee bắt đầu hoạt động, giết hơn 30.000 người dân địa phương và các ngôi làng lân cận ở Saint Pierre, thuộc Martinique, nước Pháp. Ông Ludger Sylbaris một tù nhân và là người duy nhất đã sống sót trong biển lửa hơn 1000 độ C ấy. Sự may mắn đã mỉn cười với ông khi ông bị nhốt trong một căn hầm đá dưới lòng đất trong một buồng giam được xây dựng kiên cố và đã tránh được sự tàn phá của nham thạch. Trong ngày núi lửa phun trào, ông đã phải chống chọi qua thời khắc xung quanh mình hầm hập hơi nóng và không có đủ không khí, ông chỉ bị bỏng nhẹ ngoài da.
[size=4]5.[/size] Bị sét đánh 7 lần không chết. Đó là ông Roy Sullivan, làm kiểm lâm ở Virginia, Mỹ. Từ năm 1942 đến năm 1977, ông đã bị sét "hỏi thăm" tới 7 lần nhưng lần nặng nhất cũng chỉ làm ông bị bỏng nhẹ ở cằm, còn những lần khác chỉ là cháy mất túm tóc hay cặp lông mày… Hiện chiếc mũ kỷ niệm sau một lần bị sét đánh của Sullivan vẫn đang được trưng bày ở Bảo tàng Guinness thế giới ở Nam Carolina, Mỹ.
[size=4]6.[/size] Một phụ nữ Mỹ có tên Shannon Malloy đã làm kinh ngạc giới y học khi vẫn sống sót sau một vụ tai nạn xe hơi làm hộp sọ và xương sống của cô bị đứt lệch, hệ thần kinh bị tổn thương khiến mắt của cô bị ảnh hưởng. Sọ của Mallloy đã bị nứt, cô phải điều trị trong một thời gian dài để cố định chiếc đầu trên cái cổ, tuy nhiên nó cũng bị trượt ra khỏi cổ 5 lần trong các đợt phẫu thuật. Cô được mệnh danh là sự thần kỳ về khả năng tồn tại của con người và ngoài tầm với của y học bởi không bác sĩ nào cho rằng cô sẽ sống sót.
[size=4]7.[/size] Ngày 30/11/1954 sẽ trở thành ngày lịch sử của ngành thiên văn thế giới bởi lần đầu tiên ghi nhận trường hợp một thiên thạch ngoài vũ trụ rơi trúng con người. Đó là bà Ann Elizabeth Hodges, trong khi đang nằm nghỉ trưa trên ghế tại ngôi nhà của mình ở Sylacauga, bang Alabama, Mỹ. Mảnh thiên thạch nặng gần 20 kg đã xuyên thủng mái nhà và va vào bà, nhưng rất may bà chỉ bị một vết bầm ở hông và đã thoát chết.
[size=4]8.[/size] Câu chuyện hy hữu đã xảy ra cho anh Ben Capenter, 21 tuổi, do chứng teo cơ nên anh phải ngồi xe lăn từ nhỏ. Vụ việc xảy ra ngay trước vạch đèn giao thông, khi đèn chuyển màu xanh, càng của chiếc xe tải đã mắc vào tay cầm của chiếc xe lăn và lôi anh đi. Người lái xe không hề biết chỉ đến khi xe cảnh sát yêu cầu dừng lại ông mới biết suýt làm chết người. Anh Ben đã bị lôi đi hết quãng đường dài 6,4 km mà không hề hấn gì.
[size=4]9.[/size] Đây là một câu chuyện điển hình về sự may mắn. Vào ngày 13/9/1848, anh Phineas Gage, một công nhân đường sắt ở Mỹ trong lúc đang cho nổ mìn phá đá thì tai nạn xảy ra. Mìn nổ, anh bị hất văng xa tới 30 m, thanh sắt nặng 60 kg anh đang cầm đâm xuyên vào má, qua não trước. Sau khi tiến hành phẫu thuật và điều trị, anh đã trở lại cuốc sống bình thường chỉ sau 2 tháng. Không ai kể cả các bác sĩ tài giỏi nhất tiên lượng được về sự hồi phục của anh sau tai nạn. Hiện bộ nào của anh đang được bảo quản tại Bảo tàng đại học y khoa Havard, Mỹ.
[size=4]10.[/size] Trường hợp vô cùng hiếm gặp trong lịch sử y học là một em bé sơ sinh người Ấn Độ chào đời với 2 bộ phận là tim và gan nằm bên ngoài cơ thể. Em bé hiện đang được chăm sóc đặc biệt tại Đại học y khoa Bengal, ngoại ô Siliguri, Ấn Độ. Mặc dù vẫn chưa tiến hành phẫu thuật song các bác sĩ tin rằng để sống sót cũng đã là một "kỳ tích" đối với bệnh nhân nhỏ tuổi này.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)