1. Cuộc bầu cử gây tranh cãi ở Mỹ
Nếu như thế kỷ 20 được Henry Luce tuyên bố là Thế kỷ của nước Mỹ thì bước vào thế kỷ mới - thế kỷ 21, cường quốc số 1 thế giới này lại không có một khởi đầu tốt đẹp. Trên thực tế, 10 năm đầu của thế kỷ 21 có vẻ như là thập kỷ đáng thất vọng nhất, đáng buồn nhất mà người Mỹ từng trải qua kể từ sau thế chiến II. Sự khởi đầu đáng buồn đó được bắt đầu từ cuộc tranh cãi xung quanh kết quả kiểm phiếu trong cuộc bầu cử năm 2000 ở bang Florida. Cuộc tranh cãi kéo dài suốt một tháng trời này đã kết thúc với phần thắng nghiêng về ứng cử viên George W. Bush với số phiếu chênh lệch chỉ là 537 phiếu. Sự chia cắt ngày càng sâu và rõ rệt giữa hai đảng phái lớn của Mỹ là Đảng Dân chủ và Cộng hoà, từ cấp địa phương đến cấp Toà án Tối cao Mỹ, đã báo hiệu một thập kỷ không êm đềm trên chính trường nước Mỹ.
[/size][/justify]
[size=4] [/size] |
[size=4]
2. Nước Mỹ bị tấn công (11/9/2001)
Thời khắc được đánh giá là có tính thay đổi lịch sử của thập kỷ chính là các vụ tấn công khủng bố liên tiếp nhằm vào thành phố New York và thủ đô Washington D.C. ngày 11/9/2001. Các vụ tấn công này đã định nghĩa lại khái niệm chính trị toàn cầu trong ít nhất một thập kỷ và khiến người Mỹ phải đặt câu hỏi về vấn đề an ninh vốn được xem là thứ mà họ hầu như không phải lo lắng. Các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 cũng đã đem đến cho nước Mỹ một kẻ thù mới cực kỳ nguy hiểm, đó là al-Qaeda. Và vụ việc ngày 11/9 cũng đã thay đổi cách sống của người Mỹ, từ việc kiểm soát gắt gao tại các sân bay đến tình trạng lo ngại thường xuyên về chất bột trắng trong phong bì hoặc những chiếc cặp bị bỏ quên trên ghế đá công viên.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]
3. Cuộc xâm lược Afghanistan
Hậu quả tức thì từ các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 là quyết định của chính quyền Bush trong việc trừng phạt chế độ Taliban vì tội đã bao bọc tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda và ông trùm của nó là Osama bin Laden. Ban đầu chiến dịch này tưởng đã thành công với việc Taliban bị lật đổ, bị đẩy ra khỏi thủ đô Kabul và cuộc chiến ở đất nước miền núi này bị che mờ bởi cuộc chiến tranh sau đó của Mỹ vào Iraq. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Afghanistan không vì thế mà kết thúc. Thực tế, khi Mỹ giảm dần sự liên quan vào cuộc chiến ở Iraq thì cuộc chiến ở Afghanistan lại ngày càng nghiêm trọng hơn với việc Taliban chứng tỏ là một lực lượng đang trỗi dậy mạnh mẽ.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]
4. Cuộc xâm lược Iraq (tháng Ba năm 2003)
Tuyên bố chiến dịch quân sự là một phần không thể thiếu trong cuộc chiến chống khủng bố, chính quyền của Tổng thống Bush đã xâm lược Iraq và làm những điều mà Bush cha chọn cách không làm: đó là chinh phục toàn bộ đất nước và hất đổ chính quyền của cố Tổng thống Saddam Hussein. Lý do căn bản mà Mỹ đưa ra để phát động cuộc phiêu lưu quân sự ở Iraq là sự tồn tại của vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà Saddam có thể chia sẻ với các đồng minh của ông này ở al-Qaeda. Tuy nhiên, một Saddam không phải là tín đố của Chúa khó có thể là một đồng minh tự nhiên của những người Hồi giáo cực đoan và không vũ khí huỷ diệt hàng loạt nào được tìm thấy ở Iraq kể từ khi cuộc xâm lược của Mỹ được phát động. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh ở Iraq cuối cùng đã trở thành vũng lầy thực sự của nước Mỹ với hàng ngàn binh lính của nước này mất mạng và những scandal kiểu nhà từ Abu Ghraib đã đẩy nội bộ nước Mỹ ngập sâu vào sự chia rẽ.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]5. Trận sóng thần kinh hoàng ở Châu Á
Cuối tháng 12/2004, một trận sóng thần khủng khiếp đã xảy ra ngoài khơi Sumatra, Indonesia. Cả thế giới bàng hoàng, sửng sốt khi chỉ trong vài giờ đồng hồ, những con sóng khổng lồ với sức mạnh kinh khủng của trận sóng thần đã nhấn chìm các khu vực quanh Ấn Độ Dương và cuốn theo hơn 200.000 mạng người.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]
[/size][size=4]6. Bão Katrina
Ngày 1/9/2005, cơn bão Katrina đã đổ bộ vào nước Mỹ. Cơn bão này thực ra không gây thiệt hại về vật chất và con người khủng khiếp như trận sóng thần ở Ấn Độ Dương nhưng ảnh hưởng tâm lý của nó thì quả là hết sức nặng nề. Thành phố New Orleans, một phần không thể thiếu trong biểu tượng của nước Mỹ, đã bị nhấn chìm toàn bộ. Phản ứng thờ ơ và thiếu hiệu quả của tất cả các cấp chính quyền đối với thảm hoạ Katrina đã làm xói mòn thêm huyền thoại về một nước Mỹ ngoại lệ.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]
7. Khủng hoảng kinh tế (13/9/2008)
Cuộc khủng hoảng kinh tế không thể chối cãi chính thức bắt đầu xảy ra vào tháng 9 năm 2008 khi tập đoàn tài chính Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Sự hoảng loạn và lo sợ nhanh chóng lan ra toàn cầu. Nhưng nếu bạn sống ở Brazil hoặc Trung Quốc, bạn có thể không cần phải lo lắng lắm. Tuy nhiên, đối với người dân Mỹ, cuộc khủng hoảng năm 2008 đã mở ra một tương lai u ám. Thu nhập trung bình của người Mỹ năm 2000 là 52.500 USD đã tụt xuống còn 50.303 USD trong năm 2008. Năm 2000, 11,3% người Mỹ sống dưới mức nghèo khổ. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên 13,2%.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]
8. Vụ gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử
Vụ gian lận tài chính năm 2008 liên quan đến siêu lừa Bernard L. Madoff được báo chí ví là một “thảm họa sóng thần tài chính” hay là “vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử nhân loại” với số tiền mà Madoff lừa được lên tới 50 tỉ USD và kéo dài trong suốt 40 năm mà không bị phát hiện.
Siêu lừa nước Mỹ hiện đang phải phải gặm nhấm quãng đời còn lại trong một nhà tù ở North Carolina với án tù 150 năm. Vụ lừa đảo của Madoff được phanh phui vào cuối năm 2008 đúng thời điểm đỉnh cao của sự suy sụp kinh tế.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]
9. Sự tan rã của ngành ô tô nước Mỹ
Ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ hầu như đã biến mất trên bản đồ công nghiệp ô tô thế giới sau sự sụp đổ của hàng loạt đại gia có tên tuổi như GM, Chrysler và UAW. Thành phố xe hơi Detroit của Mỹ cũng không tránh được tình trạng khủng hoảng với những chiếc xe chất lượng thấp, dây chuyền sản xuất được giám sát bởi tầng tầng lớp lớp bộ máy quản lý cồng kềnh, phụ thuộc vào cơ cấu kiểm soát tài chính thiếu chuyên nghiệp và ý nghĩ thiển cận vẫn còn giữ từ nhiều thập kỷ được hưởng thị phần khổng lồ. Khi sự sụp đổ xảy ra nó đã diễn ra rất đau đớn.
[/size]
[size=4] [/size] |
[size=4]
10. Nhà tù Guantanamo
Có lẽ diễn biến đau đớn và khó khăn nhất trong thập kỷ qua đối với người Mỹ là sự biến đổi trong hình ảnh toàn cầu của nước này, từ một siêu cường độc nhất tốt bụng biến thành một đế chế tội lỗi và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vốn đã bị hoen ố bởi scandal nhà tù Abu Ghraib, hình ảnh và lý tưởng của nước Mỹ đã bị xói mòn thêm bởi những biện pháp tra khảo dã man, vô nhân đạo ở nhà tù của Mỹ trên Vịnh Guantanamo, Cuba. Đối với thế giới, nhà thù Gitmo đã bao phủ một lớp màn đen vào ánh sáng tự do mà Mỹ luôn tuyên bố bảo vệ.
[/size]
[size=4] [/size] |