Chuyện lạ 2011-02-26 08:23:57

10 phim Oscar bị cấm chiếu


[size=2]Đó đều là những bộ phim xuất sắc của thời đại, thậm chí được Viện Hàn Lâm điện ảnh Mỹ đánh giá rất cao, nhưng tại sao vẫn bị cấm chiếu?[/size] 1. Avatar (2009)






Khó mà ngờ được sản phẩm ấp ủ bấy lâu của đạo diễn lừng danh James Cameron, bom tấn của năm 2009 – Avatar – lại bị Trung Quốc… chê. Bộ phim một thời làm điên đảo cả giới trẻ, gây nên những cơn sốt trong thị trường điện ảnh toàn thế giới và ngay cả Việt Nam đã bị cho rằng mang nhiều tình tiết nổi dậy, bạo động có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và cách hành xử của người dân nước này. “Avatar” được đề cử Oscar Phim hay nhất năm 2010 nhưng đã không qua mặt được đối thủ nặng ký The Hurt Locker.

2. The Exorcist (1973)






Cũng giống như Avatar, bộ phim kinh dị kinh điển nhất mọi thời đại The Exorcist lần đầu tiên trình chiếu đã ngay lập tức trở thành một sự kiện chấn động tại Mỹ. Dù thời tiết xấu, đường phố New York tắc nghẽn những hàng dài khán giả cuồng nhiệt. Với 10 giải Oscar được đề cử, The Exorcist thành công ở việc khán giả không thể đoán trước kết cục của nó ra sao, và rất biết cách làm những khán giả yếu bóng vía phải chạy khỏi rạp bởi sợ “vãi cả linh hồn”.

Cũng chính vì thành công này, cộng thêm có quá nhiều câu thoại tục tĩu báng bổ nên Malaysia, Singapore và nhiều vùng ở nước Anh đồng loạt cấm chiếu.

3. Brokeback Mountain (2005)






Khi nữ nhà văn Annie Proulx viết truyện ngắn Brokeback Mountain, bà không nghĩ rằng có tạp chí nào đụng đến câu chuyện kể về chuyện tình lãng mạn, buồn bã và bi thương của hai chàng cao bồi xứ Wyoming. Thế nhưng phiên bản phim đoạt 3 giải Oscar này (dẫn đầu danh sách đề cử) của đạo diễn Lý An, sau khi đã từng thắng lớn tại giải Quả Cầu Vàng và giải Tinh thần độc lập, chắc hẳn đã làm nhân loại phải nghĩ lại.

Nhưng có lẽ, vấn đề đồng tính trong Brokeback Mountain chỉ hợp với các nước phương Tây vốn đã có cái nhìn thoáng và cởi mở, còn với Trung Quốc, hay các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất thì chẳng khác nào là một cú tát như trời giáng. Họ cho rằng chuyện tình giữa hai chàng cao bồi Ennis và Jack đã bị cho là “phá hoại các giá trị và chuẩn mực đạo đức của xã hội”. Một lần nữa, đề tài đống tính lại rơi vào sự điếc đặc trong xã hội.

4. Cleopatra (1963)






Một tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới với mức đầu tư kỉ lục (44 triệu USD) và đem lại mức cát sê kỉ lục cho nữ diễn viên chính Elizabeth Taylor (1 triệu USD). Cleopatra được coi là một trong những nữ hoàng quyến rũ nhất của nhân loại, và Elizabeth Taylor được xếp vào hàng những ngôi sao điện ảnh vĩ đại nhất mọi thời đại.

Phim dành 4 giải Oscar năm 1963 cho: Quay phim xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Thiết kế trang phục xuất sắc nhất và Hiệu ứng xuất sắc nhất. Nhưng tiếc thay, Ai Cập đã quyết định cấm tác phẩm kinh điển này lên màn ảnh vì lý do nữ diễn viên chính Elizabeth Taylor là người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Còn không may ở một vài nơi trên thế giới, các lãnh tụ chính trị lên án bộ phim vì nó gợi cho người ta nhớ về vụ bê bối ngoại tình giữa Taylor và bạn diễn Richard Burton ngoài đời thực.

5. Last Tango in Paris (Bản tango cuối cùng ở Paris, 1972)






Last Tango In Paris là một trong những bộ phim tai tiếng nhất thế kỷ 20 với cảnh sex bị đánh giá là đồi bại và có tính khiêu dâm. Và đương nhiên vì lý do không thể tranh cãi này mà bộ phim đã bị cấm ở nhiều nước, cả ở một số vùng của Anh, dù được coi là tác phẩm số một của Bernardo Bertolucci và giành 3 đề cử Oscar (cho đạo diễn và 2 diễn viên chính). Maria Schneider nói: “Tôi đã xem lại Last Tango 3 năm trước, khi Marlon qua đời và thấy phim này chẳng có giá trị gì. Có lẽ Bertolucci đã được đánh giá quá cao. Sau bộ phim này, ông ấy chẳng làm được phim nào ra hồn nữa”.

Thậm chí bộ phim còn bị chỉ trích nặng nề những cảnh phòng the lộ liễu khiến người ta liên tưởng đến những phim cấp ba rẻ tiền. Một tòa án ở Bologna, Italy kết tội bộ phim mang tính “khiêu dâm” và theo đó là lệnh cấm chiếu giống như hàng loạt nước như Singapore, New Zealand, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc.

6. All Quiet on the Western Front (Mặt trận miền Tây yên tĩnh, 1930)






Dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Erich Mari Remarque, All Quiet On The Western Front của đạo diễn Lewis Milestone thể hiện những quan điểm về chủ nghĩa hoà bình trong Đại chiến Thế giới I thông qua cuộc sống của những binh sĩ trẻ tuổi ở ngoài mặt trận vào năm 1916.

Phim từng giành 2 giải Oscar cho Hình ảnh hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Tuy nhiên, ngay khi bộ phim ra mắt công chúng thì Đức quốc xã đã ra lệnh thả chuột vào rạp để đe dọa khán giả. Và cũng không mấy ngạc nhiên khi ngay sau đó, bộ phim đã bị cấm trên toàn nước Đức bởi thông điệp phản chiến trong phim: Hy sinh quên mình vì đất nước là một nghĩa cử cao đẹp. Nhưng sẽ tốt hơn nếu như chẳng ai phải chết cả. Bộ phim cũng đã bị cấm ở Italia vào năm 1956.

7. Mildred Pierce (1945)






Có thể nói ngắn gọn thế này, bộ phim xoay quanh một phụ nữ mới ly dị (Joan Crawford) sống cùng đứa con gái khao khát danh vọng và leo cao trong xã hội (Ann Blyth). Bà kết hôn với một tay ăn chơi và quyết tâm mở nhà hàng riêng để kinh doanh. Sau đó, người phụ nữ tuyệt vọng khi phát hiện ra con gái mình dan díu với bố dượng.

Xem ra, nội dung phim chẳng có gì ghê gớm đến mức bị cấm chiếu. Chỉ biết rằng năm 1940 có lẽ là một năm không may mắn cho James M.Cain khi cuốn tiểu thuyết cùng tên của ông bị cấm ở Boston và bộ phim cũng gặp số phận tương tự ở Ireland. Mặc dù vậy, về sau, phim vẫn được đề cử giải Oscar ở 6 hạng mục, trong đó có Phim hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc và hai đề cử Nữ diễn viên phụ xuất sắc.

8. A Clockwork Orange (1971)






Trong lịch sử, chỉ có 2 phim bị xếp loại X được đề cử Oscar Phim hay nhất. Một là Midnight Cowboy (1969), và hai là A Clockwork Orange (1971) – một kiệt tác gây nhiều tranh cãi mà khán giả cần phải tìm xem, và phải cố gắng xem cho hết, mặc dù có nguy cơ bạn sẽ rời khỏi màn hình bất cứ lúc nào!

Nhưng câu chuyện đậm tính bạo lực này đã bị nhiều nước như Ireland, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Tây Ban Nha đã cấm chiếu vì lo ngại có thể gây ra hành động bắt chước trong xã hội. Ngay cả đạo diễn Stanely Kubrick cũng phải “sống trong sợ hãi” vì bộ phim. Ông đã đề nghị các rạp ở Anh ngừng chiếu phim sau khi bản thân và gia đình bị nhận được tin nhắn dọa giết.

9. The Last Temptation of Christ (Cám Dỗ Cuối Cùng của Chúa, 1988)






Khuyến cáo: các bạn con chiên ngoan đạo đề nghị không nên đọc tiếp. Bởi bộ phim nói về thiên chúa giáo này của Martin Scorsese bị phản đối kịch liệt từ khi phim chưa hoàn thành xong. Ở Mỹ, bộ phim bị các tín đồ chỉ trích nặng nề, còn ở Pháp thì các tổ chức Thiên Chúa Giáo còn hợp lại biểu tình phản đối và khủng bố các rạp chiếu phim. Da Vinci Code (Mật Mã Da Vinci ) cũng đã nhắc đến chi tiết này. The Last Temptation of Christ bị cấm chiếu ở rất nhiều nước, dù đạo diễn Martin Scorsese được đề cử Oscar tại hạng mục Đạo diễn xuất sắc.

10. The Tin Drum (Cái trống thiếc, 1979)






Phù, cuối cùng thì chỉ còn The Tin Drum ở bét chót bảng xếp hạng những phim bị cấm chiếu. Có thể nói rằng đây thực sự là một tuyệt tác của cái đẹp từ bên trong. Nhưng tại sao nó bị cấm?

Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên được giải Nobel của nhà văn Gunter Grass , “The Tin Drum” (1979) của đạo diễn người Đức Volker Schlöndorff gây ra nhiều tranh cãi. Bộ phim đã bị cấm chiếu ở tỉnh Ontario, Canada và thành phố Oklahoma, Mỹ vì những cảnh quay hai đứa trẻ quan hệ tình dục, mặc dù phim đoạt giải Kỷ niệm 25 năm của Liên hoan phim Cannes năm 1971 và được vinh danh với giải Cành cọ vàng ở Liên hoan phim Cannes năm 1979, cộng thêm giải Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất ở Oscar năm 1980.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)