[justify] [/justify]
[justify]Trường học là nơi dạy chúng ta rất nhiều điều, từ lí thuyết cho đến thực hành thực tế. Tuy nhiên, với những ai đã đi làm thì họ đều nhận ra một điều là có rất nhiều kĩ năng mà chiếc ghế nhà trường không dạy mình, đây là một thiếu sót lớn mang ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới công việc, và hầu hết người lao động từ khi đi làm phải dần dần tự học để hoàn thiện mình. 10 kĩ năng đó có thể kể ra như sau:[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]1. Khoa học máy tính[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trừ những ai theo học ngành này, thì chúng ta đều thấy là hầu hết các ngành học ở bậc Cao đẳng và Đại học đều không dạy cho sinh viên môn này. Ở đây không nói tới việc cao siêu là dạy sinh viên biết lập trình, mà chỉ đơn giản là hướng dẫn cho họ cách tư duy như một chuyên gia tin học, ví dụ như việc tương tác giữa người & máy tính sẽ giúp chúng ta biết cách tận dụng máy tính để giải quyết các công việc cần thực hiện.[/justify]
Nhìn nhận vấn đề sắc bén, sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề nhanh hơn
[justify]2. Đọc nhanh[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đọc nhanh không phải là kĩ năng để biến chúng ta thành thiên tài hoặc đơn giản hơn là "giải quyết" một cuốn sách nhanh hơn người khác. Đọc nhanh giúp chúng ta cách duyệt qua trước một cuốn sách trước khi bắt đầu đọc nó, ghi nhớ những thông tin chính, nội dung nổi bật, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi không có nhiều thời gian để đọc hết cả cuốn hoặc khi cần tra cứu thông tin chứa trong sách.[/justify]
PS: Kĩ năng này trong các trường ở Việt Nam được thể hiện khi thi hết môn dạng đề mở, được tham khảo tài liệu.
[justify] [/justify]
[justify]3. Phân bố thời gian hợp lý[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sử dụng thời gian hợp lý, phân bố các việc làm theo trình tự rất quan trọng/quan trọng/hơi quan trọng/không quan trọng để xử lý và hoàn tất chúng đúng hạn là một kĩ năng mà chẳng có trường học nào dạy chúng ta. Trên thực tế, trường học thường chỉ cho chúng ta hoàn tất chúng cùng lúc, từ đó khiến mọi việc rối lại với nhau khi có quá nhiều công việc cần giải quyết một lúc.[/justify]
Cách phân bố thời gian hợp lý có thể giúp chúng ta trở thành "người đa nhiệm"
[justify] [/justify]
[justify]4. Kĩ năng học tập[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Một thực tế là mỗi giảng viên có một cách hướng dẫn sinh viên học tập môn học của họ khác nhau, tùy theo kinh nghiệm bản thân của người giảng viên đó. Không có một chuẩn mực cụ thể, do đó cách giải quyết vấn đề của mỗi người mỗi khác nhau có thể làm sinh viên bị hoang mang khi học tập. Vì vậy, kĩ năng học tập hiệu quả là điều rất cần thiết mà các trường học nên dạy cho chúng ta.[/justify]
Cách học tập hiệu quả cũng là một kĩ năng cần luyện tập
[justify] [/justify]
[justify]5. Quản lý tiền bạc[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đừng nghĩ cao siêu như môn Quản trị Tài chính hay đại loại vậy, chúng ta hãy xem đó là cách quản lý chi tiêu, cụ thể là việc sử dụng đồng tiền hiệu quả, ví dụ tiền học phí, học thêm, dụng cụ sách vở, tiền đi lại, tiền ăn uống, đối mặt với trường hợp phải đi mượn tiền… Ngoài ra, không phải ai cũng có điều kiện tài chính như nhau, kiểu như là bạn này thì có gia đình nuôi đi học, còn bạn kia thì phải đi làm thêm để kiếm tiền. Vì vậy, quản lý chi tiêu là một kĩ năng quan trọng mà không phải ai cũng được học trên ghế nhà trường.[/justify]
Chi tiêu đúng bắt đầu từ những số tiền nhỏ nhất
[justify] [/justify]
[justify]6. Kĩ năng sống còn[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong chúng ta, ai biết được cách đốt một đống lửa khi không có diêm/hộp quẹt? Ai có khả năng săn bắt hái lượm để tồn tại nếu không may lạc trong rừng mấy ngày? Ai biết buộc khăn cầm máu khi bị thương? Những điều này hầu như chẳng có trường học nào dạy cho chúng ta.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đọc báo trong nước mình thấy tin một cậu nhóc 14 tuổi đi lạc, đạp xe đạp vô định 300 km suốt mấy ngày đêm vẫn không tìm được đường về nhà. Với khả năng tồn tại quá kém như vậy thì không biết cậu bé sẽ sống sót như thế nào nếu thảm họa tận thế xảy ra. Trong khi đó, giới trẻ ở phương Tây được dạy cách đối mặt với vấn đề và tự lập từ rất sớm.[/justify]
[justify] [/justify]
Đừng khinh suất với rủi ro dù là điều nhỏ nhất
[justify] [/justify]
[justify]7. Kĩ năng đàm phán[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đàm phán là một kĩ năng quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta đạt được mức lương tốt hơn khi đi tìm việc, mua được đồ có giá hợp lý hơn khi đi chợ, và cũng có thể là bán được đồ cũ có giá cao hơn. Ở trường học, nhiều nhóm học tập đã được lập ra để sinh viên học tập tốt hơn, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ có thể luyện được thêm kĩ năng đàm phán cho mình.[/justify]
Đàm phán là một kĩ năng cần rèn luyện
[justify] [/justify]
[justify]8. Khả năng tự vệ[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Hầu hết các trường học có dạy thể dục thể thao, nhưng lại rất ít nơi dạy cho chúng ta kĩ năng tự vệ khi có sự cố xảy ra, ví dụ khi bị bắt nạt hoặc nữ sinh bị quấy rối.[/justify]
Ảnh chỉ mang tính minh họa
[justify] [/justify]
[justify]9. Tâm lý học[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Môn học Giáo dục thể chất có thể giúp chúng ta tăng cường sức khỏe, các môn khoa học tự nhiên có thể cải thiện khả năng tư duy. Tuy nhiên môn tâm lý học sẽ giúp sinh viên cải thiện sức khỏe tinh thần, đối mặt với áp lực và stress tốt hơn. Rất tiếc không có nhiều trường học mở lớp về môn học này.[/justify]
Tâm lý ổn định giúp chúng ta đối mặt với stress tốt hơn
[justify] [/justify]
[justify]10. Kĩ năng tìm việc làm và ứng tuyển[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Viết thư ứng cử, làm CV ấn tượng là điều kiện quan trọng để lọt vô mắt xanh của nhà tuyển dụng, nhưng hình như không có trường học nào dạy cho chúng ta những cách để gây ấn tượng với sếp tương lai thì phải![/justify]
Tham dự các buổi hướng nghiệp rất có ích cho chúng ta