[justify]6. Đứa trẻ sinh ra hai lần
Sau khi đã mang thai được 6 tháng, cô Keri Mc Cartney, sống ở Laredo, bang Texas, Mỹ, đi siêu âm và phát hiện ra có một khối u nguy hiểm mọc ở xương cụt của thai nhi. Khối u này gây cản trở việc máu cung cấp cho cơ thể thai nhi và có thể khiến cho bé bị chết. Sau đó các bác sĩ đã phải thực hiện phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật đã mổ tử cung của cô để đưa 80% cơ thể của thai nhi ra ngoài, chỉ để đầu và vai ở bên trong. Các bác sĩ cắt bỏ khối u rồi đặt đứa trẻ trở lại trong tử cung và khâu bọc ối lại.
[/justify]
[justify]
Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy phần mà họ cho là khối u thực ra là một bào thai song sinh với cô bé. Một trong hai đứa bé song sinh lại nằm ngay trên cơ thể của người anh em mình. Sau đó em bé chào đời khỏe mạnh và được đặt tên là Macie Hope Mc Cartney.
[/justify]
Cặp vợ chồng hạnh phúc khi đứa bé chào đời khỏe mạnh.
[justify]7. Cắt bỏ một nửa bộ não
Jessie Hall là một bé gái 6 tuổi sống ở Aledo, bang Texas, Mỹ, cô bé đã trải qua ca phẫu thuật tại Trung tâm trẻ em Johns Hopkins để cắt bỏ một nửa bên phải của não nhằm ngăn chặn cơn động kinh của cô bé. Cô bé đã mắc bệnh viêm não Rasmussen - một căn bệnh phá hủy phía bên phải não bộ của cô bé. Ca phẫu thuật của cô bé được thực hiện vào ngày 11 tháng 6 năm 2008 do bác sĩ giải phẫu thần kinh nổi tiếng thế giới Ben Carson tiến hành.
[/justify]
[justify]
Jessie lên cơn động kinh đầu tiên khi ăn bánh sandwich trên một chiếc thuyền ở hồ Texana, Texas. Cơn động kinh thứ 2 diễn ra tại nhà trẻ vào tháng 9 năm 2007. Kể từ đó các cơn động kinh bắt đầu gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và số lần diễn ra. Cha mẹ đã đưa cô bé đến bệnh viện Hopkins và tham gia vào chương trình chăm sóc các bệnh nhi mắc bệnh động kinh.
Tỉ lệ mắc căn bệnh này là 1/1000 đứa trẻ, thế nhưng những ca phẫu thuật tương tự chưa từng xảy ra và khả năng sống sót là rất thấp. Các bác sĩ đã cắt bỏ phần não bị mắc bệnh viêm não không có khả năng chữa trị. Cuối cùng sau ca phẫu thuật, Jessie đã có những dấu hiệu hồi phục.
8. Cắt bỏ 4 chi
Đó là trường hợp của bé gái tên Lakshmi, 2 tuổi, người Ấn Độ, cô bé còn được gọi là nữ thần Hindu 4 tay tượng trưng cho sự giàu có vì cô bé được sinh ra với 4 cánh tay, 4 chân và một số cơ quan nội tạng khác. Cô bé đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ những phần thừa trên cơ thể. Ca phẫu thuật này được dự kiến sẽ mất 40 giờ, nhưng sau 27 giờ, ca phẫu thuật đã kết thúc. Các bác sĩ cho biết, Lakshmi sẽ không có nhiều cơ hội sống qua tuổi vị thành niên nếu ca phẫu thuật không được tiến hành.
[/justify]
[justify]
9. Tách rời 2 bé gái song sinh dính liền
Chị em sinh đôi dính liền Trishna và Krishna được tách ra tại một bệnh viện của Úc vào sinh nhật lần thứ 3 của họ. Hai cô bé sinh ra ở Bangladesh và đã bị dính đầu ngay từ khi sinh ra, cả 2 chia sẻ các mô não và mạch máu. Ca phẫu thuật tách 2 bé song sinh kéo dài 30 giờ với 16 bác sĩ chuyên gia được tiến hành. Chỉ có 25% cơ hội cho cả hai hồi phục hoàn toàn và thật may mắn cả 2 đã sống sót an toàn.
[/justify]
[justify]
10. Phẫu thuật thai nhi đang trong bụng mẹ
Các bác sĩ phẫu thuật của Úc đã cứu bàn chân của một em bé trong bụng mẹ vào năm 2008 bằng cách thực hiện ca phẫu thuật tử cung đầu tiên trên thế giới. Khi cô Leah Bowlen mới mang thai 22 tuần thì thai nhi đã có dấu hiệu không bình thường, máu không thể xuống tới chân của thai nhi. Sự thật là thai nhi bị dây rau thai cuốn chặt lấy hai chân, khiến cho máu không lưu thông được, ngăn cản quá trình phát triển của đôi chân.
Tình trạng này xảy ra với tỉ lệ 1/12.000 người. Các bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật cắt dây rau thai cuốn quanh chân thai nhi. Các bác sĩ đã sử dụng một chiếc kính nhỏ đường kính khoảng 2mm đặt trong bụng người mẹ, sau đó dùng tia laze và dòng điện để cắt dây rau cuốn quanh chân trái. Nếu không có ca phẫu thuật đột phá này, bé Leah có thể đã được sinh ra mà không có chân. Bây giờ, chỉ còn một dấu vết lõm xung quanh mắt cá chân của cô bé.
[/justify]