[size=1] Chủ Nhật, 04/01/2009, [/size]
[justify] "Em sẽ chọn làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để đưa Công nghệ thông tin (CNTT) vào trường học và thúc đẩy nó phát triển thật mạnh mẽ”. Cả hội trường vỗ tay rào rào nhưng Trần Nguyễn Bảo Trung lại khiến tất cả mọi người phải bất ngờ khi bày tỏ: “Em cũng không tham vọng làm Bộ trưởng bất cứ Bộ nào, và cũng không thích vị trí đó. Em muốn được học tập, lao động, cống hiến với tinh thần của một Bộ trưởng”. [/justify]
Câu trả lời của cậu HS lớp 12 chuyên tin trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đà Nẵng) đã ghi điểm những người tham dự, giúp câu ẵm luôn giải nhì phần thuyết trình trong buổi giao lưu với các "Qủa cầu vàng" năm 2008 tối ngày 30/12.
Trước đó, vào buổi chiều ở Văn phòng Chính phủ, không ai ở buổi lễ trao giải "Quả cầu vàng" được "chăm sóc" kĩ lưỡng như Trung. Vì tò mò, nhiều người muốn xem gương mặt nhỏ tuổi nhất có gì đặc biệt không.
"Kinh phí" quan trọng nhất là tư duy
[justify]“Hệ thống tương tác, cung cấp thông tin kỹ thuật và trợ giúp nhà đầu tư chứng khoán trên PC và Mobile” là phần mềm giúp Trung đoạt giải.
“Em chọn chứng khoán để viết phần mềm vì đây là một lĩnh vực mới, còn quá nhiều điều để khai thác. Mặt khác, em cũng muốn các bạn trẻ có thêm công cụ để tìm hiểu về chứng khoán một cách khoa học, khuyến khích các bạn tham gia vào một trong những mũi nhọn của phát triển đất nước, đó là kinh tế”.
Phần mềm của Trung xoáy sâu vào các mục tiêu như: tăng cường tương tác, thông tin kịp thời, chính xác, khả năng di động cao và dễ sử dụng.
Trung thiết kế phần mềm trên trong vòng 3 tháng. Đúng vào dịp nghỉ hè nên cậu tha hồ "lê la" trên mạng tìm kiếm thông tin, chọn lọc rồi thử nghiệm. "Cũng nhiều khúc mắc lắm, vì tài liệu không có nhiều, nhất là khi mình viết ra 1 phần mềm hoàn toàn mới", Trung chia sẻ những khó khăn khi thành quả đã được ghi nhận.
"Kinh phí" quan trọng và nhiều nhất theo cậu chính là tư duy. "Những thứ vướng mắc như trên còn khắc phục được, chứ tư duy có bỏ tiền ra mua cũng mua không nổi", Trung nói.
Trung hớn hở nói về sản phẩm đầu tiên: “Phần mềm của em được đánh giá là có tính ứng dụng cao, và đang rất cần cho đông đảo các nhà đầu tư chứng khoán VN. Em rất vui vì sản phẩm của mình đã được đón nhận và sử dụng rộng rãi”.
Là người khởi nguồn sáng tạo, bởi không chỉ dừng lại ở lĩnh vực CNTT, Trung còn sáng lập và điều hành câu lạc bộ (CLB) “Sáng tạo trẻ” của trường Lê Quý Đôn.
Đây là CLB quy tụ gần 50 bạn học sinh tất cả các khối chuyên trong trường, mỗi bạn sẽ đưa ra những ý tưởng, sáng tạo mới, sau đó tất cả cùng bàn bạc về tính khả thi, tính ứng dụng của nó rồi thực hiện.
“Đến nay, chúng em đã hoàn thành “Hệ thống hồi lưu kiểu mới”, cho phép dùng dung dịch để trồng rau, không cần đất và phân bón để tiết kiệm diện tích, chi phí và bảo vệ môi trường, sức khoẻ”, Trung nói.
Ngoài ra, các dự án mới của CLB “Sáng tạo trẻ” đang thực hiện là “Thùng rác đa năng”, Bàn học và thẻ gửi xe thông minh (phục vụ người đi tắm biển, lúc cần sẽ nhấn nút kêu cứu).
“Nếu có quyền, sẽ chọn làm Bộ trưởng GD-ĐT”
[/justify]
[justify]Trong buổi tối giao lưu, Trung bày tỏ ước mơ xây dựng một nền CNTT vững mạnh, trở thành “thương hiệu” cạnh tranh của VN trong thời kì hội nhập kinh tế tri thức.
Một thành viên ban giám khảo chấm thi phần thuyết trình hỏi: “Nếu được chọn làm Bộ trưởng, bạn chọn Bộ nào?”. Trung trả lời ngay muốn được chọn làm Bộ trưởng GD-ĐT.
Với ước mơ này, Trung đề xuất ý tưởng đưa CNTT vào trường học từ cấp THCS, chứ không phải từ cấp THPT và ĐH như hiện nay.
Theo đó, bậc THCS sẽ học ở mức độ thường thức, để biết sơ bộ về CNTT. Đồng thời, kết hợp môn Tin học với tất cả các môn chuyên (như Toán-Tin, Lý-Tin, Sinh-Tin, …) để khuyến khích các học sinh học CNTT, có công cụ để học tập hiệu quả.
"Nhưng em cũng không thích vị trí đó. Em muốn được học tập, lao động, cống hiến với tinh thần của một Bộ trưởng", Trung nói.
Trung là con thứ 2 trong một gia đình 3 chị em, bố là phó phòng tổ chức của Công ty xây dựng miền Trung, mẹ là cán bộ ngành Bưu điện. Chị gái Trung hiện đang học ĐH Duy Tân, em gái út hiện đang học mẫu giáo.
“Ba mẹ em là công chức nhà nước, luôn khuyến khích con cái học tập theo khả năng và ý muốn của mình. Em cũng như chị cả đều tự học chứ chưa bao giờ bị ba mẹ ép, nhắc nhở”, Trung nói.
Giọng miền Trung đặc sệt, Trung gãi đầu gãi tai: "Em cũng như bao học sinh bình thường khác thôi, hổng có gì đặc biệt hết à!". Tài lẻ ca hát của Trung đã có nhiều dịp được "trổ" tại các dịp văn nghệ của trường.
Năm 2009, Trung sẽ thi vào ĐH Bách khoa Đà Nẵng, sau đó sẽ cố tìm học bổng để du học Anh, Mỹ hoặc Singapore. Là lần thứ 3 ra Hà Nội nhưng "chưa lần nào lại gặp rét thế này. Hà Nội rất ồn ào, sầm uất, có chỗ rất đẹp nhưng nói chung là … lộn xộn!”, Trung hóm hỉnh.
Bảo Trung hiện là lớp phó học tập. Trong suốt 12 năm học, chỉ duy nhất lớp 10 đạt học lực khá.
Trung có bề dày thành tích thi cử HSG: Lớp 10 đoạt giải Nhì môn Tin học, giải 3 cuộc thi sáng tạo phần mềm cấp Thành phố (TP). Lớp 11 đoạt giải Nhì môn Tin cấp TP.
Lớp 12, với phần mềm dự thi "Quả cầu Vàng", Trung đã đoạt giải nhất cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 14 năm 2008; Giải nhất cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc (VIFOTEC) trong lĩnh vực phần mềm Tin học; được cử đi tham dự triển lãm Sáng tạo trẻ Quốc tế tại Đài Loan năm 2008.
Theo Mr.Ghost/VietNamNet[/justify]